Những điều bà bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu thai kì
Được làm mẹ là một trong những hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ, nhất là các cặp hiếm muộn lại càng vui hơn. Vì thế, ngay khi biết mình có thai các mẹ hãy tìm hiểu những lưu ý trong 3 tháng đầu để đảm bảo sự phát triển của con nhé.
1. Lịch khám thai 3 tháng đầu
3 tháng đầu mang thai vô cùng quan trọng cho cả mẹ và bé, đây là thời điểm nhạy cảm cho sự phát triển của thai. Vì thế, trong 3 tháng này lịch khám thai các bà mẹ phải nhớ rõ.
1.1 Lịch khám thai lần 1
Các mẹ nên khám thai lần đầu là khi thai nhi được từ 5-8 tuần tuổi.
Thời điểm khám thai lần 1 nhằm mục đích xác định là có thai hay không và vị trí làm tổ của thai ở nơi nào.
Bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm như: BMI, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu…
Ngoài ra được tư vấn về chế độ dinh dưỡng và chế độ ăn uống, và các bệnh liên quan đến thai nhi.
1.2 Lịch khám thai lần 2
Thời gian: khoảng từ 8 tuần tuổi
Nếu như trong lần đầu khi thai còn quá nhỏ, bác sĩ còn chưa xác định được đúng về thai, thì lần này kết quả nó sẽ toàn diện hơn, sẽ đo được nhịp tim. vấn đề phôi thai…
Các xét nghiệm cũng sẽ được làm như lần 1.
1.3 Lịch khám thai lần 3
Lần khám thai thứ 3 là một cột mốc quan trọng trong quá trình khám thai, bởi lần này khi thai đã đủ lớn đủ hoàn thiện thì sẽ có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.
Các mẹ sẽ được làm thêm một số xét nghiệm như:
Thalassemia, xét nghiệm đo nhịp tim, xét nghiệm dị dạng
2. Dấu hiệu giúp mẹ bầu biết mình đã có thai
Việc mang thai đối với một người mẹ là niềm vui, niềm hạnh phúc nhất. Được làm mẹ là một điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời. Vậy làm sao để biết mình có thai hay chưa, tuỳ vào cơ địa từng người sẽ có những dấu hiệu khác nhau và mẹ cũng có thể dùng que thử thai, nhưng đa phần các mẹ đều sẽ có 6 điểm chung như:
-
Trễ kinh
Trễ kinh 1-2 tuần, đây là dấu hiệu dễ nhận biết của người mang thai, nhưng nó không đảm bảo tính chính xác. Một số phụ nữ trễ kinh do nhiều nguyên nhân khác như: chu kỳ kinh không đều, rối loạn cơ thể…
-
Ngực căng và đau hơn bình thường
Một số phụ nữ có cảm giác đau và căng tức hơn bình thường, đau hơn so với các kỳ kinh nguyệt trước. Khi có dấu hiệu mang thai, màu sắc núm vú của bạn sẽ sậm hơn và đau hơn.
-
Chảy máu âm đạo
Đây cũng là một dấu hiệu mang thai phổ biến, nhưng chỉ có một số phụ nữ có hiện tượng này đó là tuỳ vào cơ địa mỗi người. Khi chảy máu nhiều người sẽ lầm sang máu kinh nhưng máu báo thai chỉ rơi vài giọt nhỏ, màu hồng
-
Đi tiểu nhiều lần
Khi em bé xuất hiện, tử cung của mẹ phát triển và căng ra. Tử cung ngày càng lớn thì sẽ gây áp lực lên bàng quang, khiến cho bàng quang không còn chỗ chứa, dẫn đến mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn bình thường
Khi mang bầu hormone làm thay đổi tuần hoàn máu, thận sẽ tạo nên chất lỏng, chất lỏng này xuống bàng quang, làm cho mẹ đi tiểu nhiều.
-
Đau lưng
Do sự phát triển của thai nhi mà lưng của mẹ bầu thường phải giãn ra dẫn đến tình trạng đau lưng
-
Buồn nôn
Hầu như mẹ bầu nào mang thai cũng trải qua chuyện này. Buồn nôn thường xảy ra vào tháng thứ 2 của quá trình mang thai..
Đó chỉ là những dấu hiệu cũng không thể chính xác hoàn toàn, để yên tâm hơn mọi người nên đến khoa sản để có kết quả chính xác và theo dõi thai nhi nhé.
3. Dấu hiệu giúp nhận biết thai nhi phát triển tốt
Để nhận biết thai nhi của mình có phát triển tốt hay không các mẹ hoàn toàn có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau
-
Ốm nghén
Đây là dấu hiệu cho thấy rằng thai nhi của phát triển khỏe mạnh, dấu hiệu này xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, điều đó có thể thấy mẹ bầu có đủ các chất để cho thai nhi phát triển và khỏe mạnh một cách tốt nhất. Ốm nghén sẽ khiến cho mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi nhưng mấy tháng về sau sẽ đỡ hơn.
-
Thai đạp liên tục
Sau 3 tháng đầu, thai nhi đã có thể đạp hoặc cử động, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ hơn. Muốn biết thai nhi khỏe mạnh từng ngày, chúng ta có thể đếm số lần đạp của con,cứ 2 tiếng trên dưới 10 lần đạp chứng tỏ bé khỏe mạnh; đạp nhiều hơn hay ít đi thì mẹ bầu nên để ý
-
Nhịp tim của thai nhi
Tim thai sẽ bắt đầu chuyển động từ tuần 5-6 của thai kỳ, nhịp tim thai sẽ thay đổi theo từng chu kỳ nhưng nhìn chung nó sẽ rơi vào 100-120 lần. Mẹ cũng có thể sờ vào bụng và cảm nhận nhịp tim con, xem con có phát triển tốt hay không.
-
Cân nặng của em bé có tăng đều hay không
Các em bé khỏe mạnh là những em bé phát triển đều. Thông thường vào tháng thứ 5. em bé sẽ cao 25cm và nặng 300gram
-
Cân nặng và sức khỏe của mẹ
Ở thời điểm mới bắt đầu co thể mẹ không cần nạp thức ăn quá nhiều, thời điểm này mẹ chỉ cần tăng từ 1-2kg là phù hợp nhất
-
Đi tiểu nhiều lần hơn
Chỉ có khi thai lớn dần lên, sẽ chèn ép dạ dày,dạ dày sẽ chuyển xuống bàng quan, khi bàng quan không chịu được nữa thì sẽ đi tiểu nhiều hơn
4. Những dấu hiệu bất thường cần đi khám thai ngay
Trong quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi, mẹ cần phải để ý một số dấu hiệu có thể ảnh hưởng đến con như:
-
Đau bụng và ra máu
Việc đau bụng và ra máu ở thời điểm này có thể là điềm báo cho sự hư thai, chửa ngoài dạ con,
-
Ra khí hư và ngứa âm đạo
Về cơ bản hiện tượng này có lẽ là do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai, nhưng về lâu về dài nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi. Một số trường hợp có thể sinh non và sảy thai. Vậy nên, mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín của mình
-
Nghén nặng
Trong quá trình mang thai, ốm nghén là dấu hiệu tốt nhưng nếu mẹ ốm nghén quá nặng thì lại ảnh hưởng tới sức khoẻ mẹ rất nhiều, đó cũng là điềm báo cho thai nhi không khỏe mạnh.
-
Tiểu buốt, tiểu rắt
Đây là một biểu hiện của viêm đường tiết niệu, hiện tượng này cũng có thể sinh non cho mẹ.
-
Thị lực giảm sút
Chẳng hẳn có nhiều mẹ sẽ không để ý đến vấn đề này, nhưng đây có thể là biểu hiện của tiền sản giật- một triệu chứng rất nguy hiểm cho thai nhi. Các mẹ hãy ngay lập tức tìm gặp bác sĩ và tư vấn.
5. Mang thai 3 tháng đầu nên ăn uống gì
Trong thời điểm nhạy cảm, vấn đề ăn uống các mẹ bầu cũng nên lưu ý để tâm. Các bác sĩ khuyên rằng mẹ bầu nên uống axit folic, canxi, sắt, vitamin D... bổ sung chất này ở thời kỳ đầu rất quan trọng.
Ngoài ra các mẹ nên ăn một số thực phẩm bổ sung như: rau xanh, ngũ cốc, yến mạch… và một số hoa quả như đu đủ chín, nho, chuối chín...
6. Mang thai 3 tháng đầu nên không ăn gì
Ngoài vấn đề bổ sung cơ thể thì mẹ bầu cũng cần biết tránh một số thực phẩm không tốt cho thai nhi, tránh ảnh hưởng về việc phát triển của bé.
Đầu tiên có thể kể đến như đu đủ xanh, rau ngót… những thực phẩm này sẽ làm co thắt tử cung của mẹ bầu có nguy cơ sảy thai, hư thai rất cao. Ngoài ra, mẹ cần phải tránh một số hoa quả gây nóng cho cơ thể như: nhãn, vải… và một số hoa quả làm ảnh hưởng não của bé như: măng muối, rau củ muối… Tránh các chất có cồn như rượu, bia, thuốc lá…
Một số thực phẩm cũng nên tránh như : nem chua, lạp xưởng, xúc xích, … có nhiều chất có hại có thể gây ngộ độc. Thời kỳ này tốt nhất mẹ bầu nên ăn chín uống sôi tất cả các thực phẩm
7. Những kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai
Ông cha ta thường nói “ có thờ có thiêng có kiêng có lành”. Với cuộc sống hiện đại ngày nay thì việc kiêng cữ dành cho bà bầu người ta không còn quá coi trọng, nhưng những kinh nghiệm ông cha ta để lại thì không phải là thừa. Điển hình như:
- Sơn móng tay, trang điểm đậm: người ta cho rằng các mỹ phẩm chất độc sẽ ngấm vào da làm hại bà bầu
- Thường xuyên vận động mạnh, bưng bê quá sức
- Quan hệ tình dục: quan hệ tình dục vào những thời điểm này rất nguy hiểm tới bà bầu và thai nhi
- Sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia, cafe, ma tuý…
- Đi nhẹ nhàng, luôn đi dép để tránh trơn trượt trong quá trình di chuyển khi mang bầu
- Không bê vật nặng trước bụng
- Không xông hơi, tắm hơi
8. Chú ý đến tâm lý
Phụ nữ mang bầu vấn đề quan trọng nhất là tâm lý. Ở thời điểm 3 tháng đầu tâm lý người mẹ thực sự rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển tính cách và tâm lý thai nhi sau này.
Ở thời điểm này, các mẹ hạn chế suy nghĩ nhiều, hạn chế cãi nhau to tiếng, người nhà cũng phải tạo điều kiện cho mẹ bầu được thoải mái tâm lý, không áp đặt hay làm chuyện gì ảnh hưởng tâm trạng mẹ bầu để tránh trường hợp mẹ bầu rơi vào trầm cảm.
9. Cách thai giáo trong thời kỳ mẹ mang bầu
Thai giao hiện nay đang là phương pháp được nhiều bà mẹ trên toàn thế giới ưa chuộng. Thai giáo là một phương pháp cực kỳ quan trọng trong quá trình thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, phương pháp này còn nhằm tạo ra một môi trường trong và ngoài liên kết với nhau, tạo gắn kết tình cảm của con và bố mẹ.
Mẹ có thể thực hiện một số cách thai giáo đơn giản như:
-
Đọc sách
-
Nói chuyện với thai nhi
-
Nghe nhạc
-
Âu yếm sờ lên bụng mẹ
Trong quá trình thai giáo vai trò của người bố đóng góp một phần rất lớn tới sự hình thành và phát triển của con yêu
Một số lợi ích mà thông qua thai giáo đem lại đó chính là:
-
Kích thích trí thông minh của trẻ, làm tăng EQ cho bé ngay từ khi còn nhỏ
-
Tạo điều kiện là nơi gắn kết tình cảm của bố mẹ và thai nhi
-
Thúc đẩy phát triển ngôn ngữ ở trẻ, giúp bé phản xạ tốt hơn
-
Tránh tình trạng trầm cảm ở mẹ
Như vậy việc thai giáo từ bố mẹ sẽ có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của con, vì vậy bố mẹ nên lưu ý thường xuyên thai giáo với con để con phát triển toàn diện
Kết luận;
Hy vọng rằng với những kiến thức trên mẹ bầu sẽ biết 3 tháng đầu khi mang thai mình nên làm gì để em bé được phát triển khỏe mạnh một cách toàn diện nhất.