Băng huyết sau sinh - Nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ sau sinh mổ
Băng huyết sau sinh - Nguyên nhân từ vong hàng đầu của phụ nữ sau sinh mổ. Vậy đâu là phòng ngừa và cách điều trị tốt nhất để giúp cơ thể mẹ nhanh chóng phục hồi sau sinh?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Rivucota để biết được những nguyên nhân chính gây ra căn bệnh nguy hiểm này nhé!.
1. Hiện tượng băng huyết là gì? Băng huyết có nguy hiểm không
.png)
Theo các chuyên gia, băng huyết sau sinh là hiện tượng máu chảy trên 500ml khi mẹ sinh con bằng đường âm đạo hoặc là 1000ml nếu mẹ sinh bằng cách mổ để lấy thai. Băng huyết sau sinh là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ và là triệu chứng vô cùng nguy hiểm tới sức khỏe của mẹ. Thậm chí có thể gây tử vong nếu không có phương pháp phòng ngừa từ sớm.
Mất máu trong khi sinh có thể xảy ra ồ ạt, đột ngột hay một cách từ từ, kiens đáo. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng nhận định rằng có thể cùng một lượng máu như nhau nhưng ảnh hưởng trên những cá thể khác nhau là không giống nhau. Ví dụ: Phụ nữ cân nặng 50kg so với cân nặng 60kg sẽ có tác động khác nhau, hay người bị thiếu máu trước đó cũng sẽ bị ảnh hưởng khác so với người chưa bị thiếu máu trước khi sinh. Vậy nên để xác định và chẩn đoán chính xác hơn, các bác sỹ thường dựa vào các yếu tố khách quan sau đây như biến động về mạch, huyết áp, nước tiểu,... Những chỉ số này sẽ giúp bác sỹ nhận định được tốt hơn.
Tất cả phụ nữ mang thai sau 20 tuần đều có nguy cơ bị băng huyết sau sinh. Tuy nhiên với sự phát triển của y học hiện đại, số ca mẹ sau sinh tử vong đã giảm đáng kể. Nhưng đây vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở các mẹ sau khi sinh. Nếu không có những biện pháp ngăn chặn và bảo vệ cơ thể trước khi sinh, nguy cơ cao sẽ dẫn tới tử vong ở mẹ, vậy nên cần hết sức cẩn thận và lưu ý.
2. Các dấu hiệu và triệu chứng băng huyết sau sinh

Một số dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau sinh mà mẹ bầu cần lưu ý để có thể phát hiện kịp thời:
-
Chảy máu nhiều trong vòng 24 giờ sau khi sinh
-
Máu chảy có màu đỏ tươi, rỉ ra liên tục
-
Mạch đập nhanh, huyết áp bất ngờ tụt dần, tay chân lạnh, cơ thể ra nhiều mồ hôi bất thường, da xanh xao. Trường hợp mẹ bị chảy máu nhiều có thể gây sốc. Nếu không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tử vong cao.
-
Máu chảy ứ trong buồng tử cung làm cho thể tích của buồng tử cung tăng. Dẫn đến tình trạng đáy tử cung lên cao dần, tử cung to ra theo bề ngang và mềm nhão.
Bài liên quan: Tiền sản giật - Những điều mẹ cần biết khi mang thai và sau sinh
3. Nguyên nhân dẫn đến băng huyết sau sinh
.png)
Quá trình chuyển dạ của mẹ bầu diễn ra theo 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cổ tử cung xóa mở, giai đoạn thứ hai là sổ thai và giai đoạn thứ 3 là sổ nhau - cầm máu. Sau khi mẹ sổ thai, cổ tử cung sẽ bị co lại và giảm thế tích. Do nhau không có tính đàn hồi nên sự thu nhỏ tử cung sẽ làm cho nhau tróc ra một phần và rời khỏi vị trí bám. Máu từ nơi nhau thai bám chảy ra và tạo thành khối máu tụ. Chính khối máu tụ này sẽ làm cho nhau thai tiếp tục bong tróc ra. Các cơn co thắt của cổ tử cung sẽ góp phần đua nhau thai ra ngoài.
Còn với giai đoạn cuối cùng là sổ nhau, tử cung sẽ bắt đầu việc co thắt. Tuy nhiên trong một số trường hợp bất thường khiến cho cổ tử cung co lại được hoặc nhau không tróc hay là nhau không được sổ ra ngoài. Thì lúc này hiện tượng băng huyết sẽ xảy ra. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến băng huyết sau sinh. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác mà mẹ cũng cần lưu ý để tránh gặp tình trạng chảy máu sau sinh. Cụ thể như là:
3.1 Đờ tử cung
.png)
Đờ tử cung chiếm hơn 80% nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu sau sinh. Đờ tử cung xảy ra khi cổ tử cung của mẹ không thể co hồi lại như bình thường sau khi em bé được sinh ra. Các cơ ở tử cung không đủ mạnh để co hồi lại, máu chảy tự do dẫn đến băng huyết và mất máu quá nhiều. Đây chính là tiến trình gây nên băng huyết sau sinh do đờ tử cung.
Các yếu tố gây nên hiện tượng đờ tử cung như sau:
-
Chuyển dạ nhanh hay chuyển da kéo dài
-
Tử cung giãn quá mức
-
Sử dụng một số thuốc có chất oxytocin hay thuốc gây mê trong quá trình chuyển dạ khiến cổ tử cung không co lại được.
-
Cơ thể mẹ bị nhiễm trùng ối hay bị thiếu máu, suy dinh dưỡng trong quá trình mang thai. Điều này rất nguy hiểm vì không những ảnh hưởng tới cơ thể mẹ còn khiến bé trong bụng mẹ không được phát triển một cách bình thường.
-
Cơ thể mẹ bị mắc chứng rối loạn máu đông, điều này khiến cho máu không thể tự đông lại sau khi sinh. Hoặc mẹ mang thai con khi lớn tuổi ( từ 35 tuổi trở lên).
3.2 Bất thường của bánh nhau
.png)
Sự bất thường của bánh nhau hay gặp nhất ở sản phụ đó là nhau thai có độ bám thấp, nhau cài răng lược thường sẽ có khuynh hướng bị băng huyết sau sinh. Thêm vào đó, diện tích bề mặt bánh nhau lớn cũng sẽ là nguyên nhân gây nên hiện tượng chảy máu. Bánh nhau quá lớn thì khi bong ra cơ thể sẽ xuất huyết nhiều.
3.3 Tổn thương đường sinh dục
Cổ tử cung hay đường âm đạo của sản phụ bị vỡ, bị rách hay bị viêm cũng là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng băng huyết, ngay cả sinh thường thì hiện tượng này vẫn sẽ xuất hiện. Bởi tử cung đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sinh đẻ của sản phụ. Cổ tử cung bị tổn thương cũng sẽ khiến cho sản phụ khó đẻ và cần phải có một số sự can thiệp của thủ thuật. Một số trường hợp khác cũng sẽ gây nên tình trạng cổ tử cung bị tổn thương đó là đẻ rơi hay đẻ quá nhanh.
3.4 Sản phụ bị chứng rối loạn đông máu
.png)
Hiện tượng này thường xuất hiện trong các trường hợp như nhau bong non, thai lưu, nhiễm trùng,... Tùy thuộc vào mức độ mất máu nhiều hay ít và việc phục hồi sức khỏe của sản phụ mà hiện tượng chảy máu sau sinh có thể nặng hay nhẹ.
4. Cách xử lý khi gặp các triệu chứng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu băng huyết sau sinh
.png)
Khi nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng của băng huyết sau sinh thì tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến chảy máu thì sẽ tương ứng với những cách xử trí sau đây:
4.1 Trường hợp xuất hiện băng huyết do đờ tử cung
- Triệu chứng
-
Sản phụ bị chảy máu sau sinh do đờ tử cung sẽ xuất huyết ngay sau khi sổ nhau
-
Tử cung giãn to, mềm nhão, co hồi kém hoặc không co hồi
-
Có thể dẫn đến choáng nếu không điều trị kịp thời
- Cách xử trí
-
Tiến hành xoa bóp tử cung và dùng dùng tăng co bóp để kích thích cổ tử cung co thắt
-
Sử dụng thuốc co hồi cổ tử cung có chứa các thành phần như oxytocin, methylergonovine, prostaglandin.
-
Khi mẹ xuất hiện những triệu chứng của băng huyết, nên truyền máu, dịch và các chế phẩm của máu để bổ sung máu kịp thời sau băng huyết.
-
Trong trường hợp nặng hơn, điều trị bao gồm: Phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung để ngăn ngừa chảy máu. Gây tắc động mạch tử cung, đưa các mảnh nhỏ vào động mạch tử cung để ngăn máu tới tử cung của sản phụ.
-
Sản phụ sẽ phải cắt tử cung trong trường hợp những cách điều trị trên không phù hợp
Bài liên quan:Tiền sản giật nên ăn gì và kiêng gì, mẹ nên nắm được
4.2 Trường hợp xuất hiện băng huyết do sự bất thường của bánh nhau thai
- Triệu chứng
Hiện tượng chảy máu sau sinh sẽ có hai trường hợp nếu xuất hiện sự bất thường của bánh nhau thai. Bao gồm:
-
Sót nhau, sót màng: Trường hợp này sẽ gây chảy máu sau khi sổ nhau. Tử cung lúc này co hồi kém, máu chảy rỉ rả, lượng máu chảy ra có thể nhiều hoặc ít, máu đỏ tươi lẫn máu cục. Có thể phát hiện sót nhau hay sót màng bằng việc kiểm tra nhau và màng nhau
-
Nhau không bong: Trường hợp trong vòng 30 phút sau khi sổ thai hay đã sử dụng các biện pháp xử trí nhưng không có kết quả nhưng nhau không bong. Thì khi đó nhau bám chặt và không chảy máu.
- Cách xử trí
-
Với trường hợp băng huyết do sót nhau hay sót màng thì cần truyền dịch tĩnh mạch ngay. Sử dụng thuốc giảm đau và tiến hành kiểm soát tử cung. Dùng kháng sinh toàn thân. Theo dõi mạch, huyết áp, chảy máu và co hồi tử cung. Truyền máu gấp trong trường hợp cơ thể mẹ thiếu máu.
-
Với trường hợp chảy máu sau sinh do nhau không bong: Nếu chảy máu thì hãy tiến hành bóc nhau và kiểm soát tử cung, xoa đáy tử cung, hồi sức chống khoáng và cho sử dụng kháng sinh.
-
Nếu vẫn chảy máu nhiều sau khi đã xử trí thì cần hồi sức chống khoáng, truyền máu và tiến hành phẫu thuật ngay.
4.3 Trường hợp mẹ bị chảy máu sau sinh do chấn thương đường sinh dục
- Triệu chứng
Tử cung vẫn co hồi tốt tuy nhiên vẫn xuất hiện tình trạng máu đỏ tươi chảy ra ngoài âm hộ. Qua kiểm tra sẽ phát hiện vết rách và máu tụ đường sinh dục
- Cách xử trí
-
Tiến hành phục hồi đường sinh dục
-
Nếu đường sinh dụ bị tụ máu, tùy theo vị trí và kích thước cũng như sự tiến triển của khối tụ máu để có thể xử trí thích hợp nhất.
-
Cần phải phá khối máu tụ và khâu cầm máu để ngăn ngừa băng huyết
4.4 Trường hợp bị băng huyết do chứng rối loạn đông máu
.png)
- Triệu chứng
-
Sản phụ chảy máu nhiều, mất sinh sợi huyết
-
Đông máu nội mạch lan tỏa có thể kết hợp với tiền sản giật nặng. Thai chết trong tử cung, nhiễm trùng ối hay thuyên tắc ối,...
- Cách xử trí
Cách xử lý tốt nhất là điều trị nội khoa bằng máu tươi. Xử trí các yếu tố đông máu, tìm ra nguyên nhân để khắc phục
5. Cách phòng tránh
Để phòng tránh băng huyết sau sinh ở sản phụ thì cần lưu ý những điều sau:
-
Thực hiện lịch khám thai định kỳ, tham gia đầy đủ để bác sỹ theo dõi và đưa ra chẩn đoán sớm nhất. Đặc biệt mẹ nên lưu ý nên thăm khám khoảng 3 lần trong 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
-
Thực hiện các kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm để kiểm soát dị tật thai và thai nhi bất thường ( nếu có )
-
Cần phải thường xuyên bổ sung đầy đủ sắt, axit folic theo chỉ định của bác sỹ để ngăn ngừa cơ thể thiếu máu.
-
Xây dựng chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý, nghỉ ngơi và vận động nhẹ nhàng.
-
Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến cơ sở y tế gần nhất và sớm nhất để có thể được khám và điều trị kịp thời
Trên đây là những thông tin về băng huyết sau sinh mà mẹ bầu lưu ý. Mẹ phải luôn để ý đến sức khỏe của mình để có thể ngăn ngừa được tình trạng chảy máu sau sinh. Hi vọng với thông tin trên sẽ giúp các mẹ có được những thông tin về triệu chứng này để có thể phát hiện kịp thời. Cảm ơn vì đã theo dõi!.
Tham khảo thêm các kiến thức mẹ bầu cần có tại đây: https://rivucota.com/me-va-be.html