Bằng lái xe ôtô và những gì bạn cần biết năm 2021

Bằng lái xe ôtô và những gì bạn cần biết năm 2021

Mục lục chính

    Bằng lái xe ôtô và những gì bạn cần biết năm 2021

    Để đảm bảo an toàn giao thông cho người điều khiển xe ôtô lưu thông trên đường. Bắt buộc, người điều khiển xe ôtô phải có bằng lái xe tương ứng với loại xe mình đang điều khiển.  Chính vì vậy, bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về các loại Bằng lái xe ô tô và những gì bạn cần biết.

    1. Các loại bằng lái xe ôtô hiện nay.

    Bộ GTVT ban hành thông tư 12/2017- BGTVT về đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, giấy phép hạng B gồm có ba loại: B1 số tự động, B1 và B2.

    Người có giấy phép lái xe hạng B1 và B1 số tự động không được hành nghề lái xe. Tuy nhiên, người có giấy phép hạng B2 thì được tự do hành nghề mà không bị cấm

    Căn cứ theo quy định của luật giao thông đường bộ, thông tư 12/2017 TT-BGTVT quy định về đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe được phân theo các loại bằng xe thông dụng sau đây:

    Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động

    Là loại bằng chỉ dùng để cấp cho những cá nhân không hành nghề lái xe và sử dụng cho những loại xe có hệ thống số tự động và các loại sau đây: 

         +  Ôtô dùng cho người khuyết tật.

         +  Ôtô có số tự động 9 chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi cho lái xe.

         + Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3500kg.

       Bằng lái xe hạng B1 số tự động - Một trong những loại bằng phổ biến được nhiều người lựa chọn bởi những lý do sau đây:

    Ưu điểm:

    • Tiết kiệm được thời gian bởi lượng kiến thức ít, dễ học và tiếp thu được nhanh hơn so với các loại giấy phép khác 

    • Ít tốn thời gian để học lý thuyết và thời gian thi cũng nhanh hơn.

    Nhược điểm:

    • Không được cấp phép để lái xe kinh doanh, dịch vụ vận tải, vận chuyển hàng hóa, vận chuyển hành khách và điều khiển số sàn.

      Đăng kí nhận tư vấn trực tiếp về bằng  lái xe ô tô tại đây : https://bitly.com.vn/pbou7a hoặc liên hệ số điện thoại: 0397.042.359

    Bằng lái xe ô tô hạng B1

     Giấy phép lái xe hạng B1 cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, bao gồm cả hạng B1 số tự động, chỉ được cấp cho những cá nhân không hành nghề lái xe, dịch vụ vận chuyển. Giấy phép lái xe loại này được sử dụng để điều khiển những xe sau đây:

           +  Ôtô 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái xe

            + Ôtô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3500 kg

            + Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3500 kg.

    Bằng lái xe hạng B1 loại thường này ít được nhiều người lựa chọn bởi: 

    Nhược điểm:

    • Giống như bằng lái xe B1 số tự động, bằng lái xe hạng B1 cũng không được hành nghề vận chuyển và các dịch vụ liên quan đến lái xe

    Ưu điểm:

    Bằng lái xe ô tô hạng B2

    Một trong các loại bằng phổ biến và được nhiều người mới mua hoặc mới học lái xe lựa chọn nhất. Loại bằng này cho phép sử dụng những loại xe sau đây:

             + Lái xe ô tô 4 - 9 chỗ, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn

             + Loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1

     Đây là loại bằng phổ thông, cơ bản và được nhiều người mới học lái xe ô tô lựa chọn 

    bởi những điều sau: 

    Ưu điểm:

    • Được hành nghề lái xe và được phép sử dụng hầu hết các loại xe cơ bản tại Việt Nam

    Nhược điểm:

    Bằng lái xe hạng C

    Bằng lái xe hạng C này chủ yếu dành cho những cá nhân hành nghề lái xe ô tô tải có trọng lượng trên 3500KG, cụ thể các cá nhân sẽ được sử dụng những phương tiện như:

             + Ôtô tải, kể cả ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên.

             + Máy kéo và kéo một rơ moóc có trọng tải từ 3500kg trở lên

             + Bao gồm các loại xe cho phép loại bằng B1 và B2 điều khiển. 

    Ưu điểm:

    • Tiết kiệm được thời gian học, có thể học trực tiếp và thi lấy bằng lái trong thời gian ngắn

    Nhược điểm:

     Bằng lái xe hạng D

    Bằng lái xe hạng D chủ yếu được các tài xế hành nghề lái xe có nhiều chỗ ngồi và dùng để chở người theo hợp đồng, cung cấp dịch vụ vận tải, kinh doanh vận tải…Bằng lái xe hạng D được cho phép  điều khiển những phương tiện sau đây:

            + Ôtô từ 10 đến 30 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi cho người lái xe 

            + Các loại xe được cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C

    Nhược điểm:

    • Không thể học trực tiếp mà phải làm thủ tục nâng hạng xe từ các loại giấy phép thấp hơn như B1, B2,C

    • Cá nhân xin cấp phép loại bằng này phải có trình độ trung cấp trở lên

    • Có kinh nghiệm hành nghề lái xe từ 3 năm trở lên

    • Kỳ hạn ngắn - 3 năm kể từ ngày được cấp phép vfa sau 3 năm cũng sẽ phải đi gia hạn thêm

      Tìm hiểu kĩ hơn về bằng lái xe hạng D tại bài viết:  Học bằng lái xe bằng D -Tất cả những điều bạn cần biết

    Bằng lái xe hạng E

    Được dùng để điều khiển các phương tiện có nhiều chỗ ngồi, số lượng chỗ ngồi được gia tăng hơn so với bằng lái xe hạng D

             + Ô tô trên 30 chỗ ngồi bao gồm chỗ ngồi cho tài xế

             + Các loại xe được quy định trong bằng lái xe hạng B1,B2,C và D

    Ưu điểm:

    • Cũng giống như bằng lái xe hạng D, cá nhân chỉ cần nâng hạng giấy phép từ những giấy phép hạng thấp hơn như B2, C, D. Ví dụ như muốn có bằng lái xe hạng E thì cá nhân phải có bằng lái xe hạng D

    Nhược điểm:

    Bằng lái xe hạng F

    Một trong những loại bằng có giá trị cao nhất thời điểm hiện tại. Muốn lấy được bằng lái xe này, người lái xe phải có nhiều năm kinh nghiệm và phải thật am hiểu về kiến thức. Bằng lái xe hạng F chỉ cấp cho những cá nhân đã sở hữu các loại bằng hạng B2, C, D và E. Loại bằng này dùng để điều khiển các phương tiện các loại xe rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg được quy định như sau:

    • Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2.

    • Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2.

    • Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2.

    • Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

      Tìm hiểu kĩ hơn về Bằng lái xe hạng F qua bài viết: Học bằng lái xe ô tô hạng F 2021 - tất cả những điều bạn cần biết

    2. Để được học lái xe ôtô và nhận bằng lái xe ô tô cần những điều kiện gì?

    Không phải cá nhân nào cũng có thể lấy được bằng lái xe ô tô, một số điều kiện cụ thể được quy định bởi pháp luật như sau:

    • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang định cư, sinh sống và làm việc tại Việt Nam

    • Đủ 18 tuổi trở lên đối với người học và thi bằng lái xe ô tô hạng B1, B2.

    • Đủ 21 tuổi trở lên đối với người học và thi bằng lái xe ô tô hạng C

    • Sức khỏe tốt, không khuyết tật 2 ngón tay trở lên hoặc cụt 1 bàn chân.

    • Cá nhân phải tốt nghiệp trung cấp trở lên mới được học bằng và xin cấp phép lái xe

    Ngoài ra, người học để nâng hạng lái xe cũng cần phải có những điều kiện cần thiết như sau:

    • Hạng B1 số tự động lên B1: kinh nghiệm lái xe 1 năm trở lên và 12.000km lái xe an toàn trở lên

    • Hạng B1 lên B2: kinh nghiệm 1 năm trở lên và 12.000km lái xe an toàn

    • Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E, E lên F và các hạng D,E lên FC: hành nghề tối thiểu 3 năm và 50.000km lái xe an toàn

    • Hạng B2 lên D, C lên E: hành nghề 5 năm trở lên và 100.000km lái xe an toàn

    3. Quy trình thi bằng lái xe ôtô như thế nào?

    Quy trình học và thi lấy bằng lái xe ô tô sẽ được chia làm 3 phần bao gồm học lý thuyết, học thực hành và thi lấy bằng (thi lý thuyết và thực hành).

    Phần lý thuyết

    Học viên sẽ được cung cấp bộ đề gồm 600 câu hỏi và phần mềm thi lý thuyết sát hạch lái xe. 

    Trong phần thực hành, học viên sẽ được đào tạo 3 phần chính bao gồm kỹ năng lái xe ô tô cơ bản, kỹ năng lái xe đường trường và học bài thi sát hạch. 

    Thời gian và lịch học tùy thuộc vào trung tâm mà cá nhân đăng ký. Học viên cần phải tham gia đầy đủ các buổi học lý thuyết và thực hành để đủ điều kiện thi bằng.

    Thi sát hạch lý thuyết

    Thời gian thi sát hạch lý thuyết là 20 phút gồm 30 câu hỏi. Học viên cần phải đạt 26/30 điểm đối với bằng lái xe B1, đạt 32/36 điểm đối với bằng lái xe B2, đạt 37/40 đối với giấy phép lái xe hạng C và không được phép sai câu trong danh sách 60 điểm liệt.

    Thi thực hành 

    Phần thi thực hành, học viên phải thi sát hạch xe trên đường thực tế. Học viên cần thực hiện liên hoàn 11 bài theo quy định. Đối với sát hạch lái xe trên đường, học viên cần điều khiển xe 2km và vượt qua các tình huống giả định. Điểm đạt của phần thi này là 80/100 điểm.

    4. Điểm thi bằng lái xe ô tô ở đâu?

    • Hiện nay có rất nhiều điểm thi bằng lái xe ô tô trên địa bàn Hà Nội. Nếu bạn có nhu cầu cần tìm hiểu vui lòng điền vào form dưới đây để Rivucota hỗ trợ bạn điểm thi gần nhất bạn nhé: https://bitly.com.vn/pbou7a hoặc liên hệ số điện thoại 0397.042.359 để được hỗ trợ trực tiếp.

    5. Những câu hỏi khác thường gặp về thi bằng lái xe ôtô

    Thi bằng lái xe ôtô có khó không? 

    Tùy vào từng độ tuổi, hoặc thời gian, nhận thức của từng người. Bạn có thể tự học lái xe ô tô qua bạn bè , người thân , qua công việc tiếp xúc nhiều với việc lái xe ô tô . Nhưng hầu hết mọi người đều lựa chọn đến học lái xe ô tô tại các trung tâm đào tạo lái xe ô tô uy tín .

    Thi bằng lái xe ô tô mất bao nhiêu tiền?

    Thông thường thì chi phí thi bằng lái xe ô tô sẽ khác nhau đối với các loại giấy phép khác nhau:

    • Đối với bằng lái xe hạng B1 thì chi phí học và thi sẽ dao động từ 6 - 8 triệu đồng

    • Đối với bằng lái xe hạng B2 sẽ có chi phí là từ 6 - 8  triệu đồng

    Tuy nhiên, đây chỉ là mức giá tham khảo, còn tùy thuộc vào địa chỉ mà bạn nộp hồ sơ để thi 

    Hiện nay Rivucota đang liên kết với 4 trung tâm dạy và cấp bằng lái xe lớn nhất Hà Nội

    Để được giải đáp một cách chi tiết  và cụ thể hơn mời bạn để lại thông tin tại đây: https://bitly.com.vn/pbou7a , hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại zalo 0397.042.359 để được hỗ trợ trực tiếp.

    Thi bằng lái xe ô tô mất bao nhiêu thời gian thì được nhận bằng?

    Sau khi thi sát hạch lý thuyết và thực hành lái xe ô tô thì:

    • Trong trường hợp học viên đủ điểm đỗ thì giấy phép sẽ được cấp trong vòng từ 7 đến 14 ngày

    • Trong trường hợp không đủ điểm, học viên sẽ được sắp xếp thi lại sau 3 đến 7 ngày kể từ ngày thi sát hạch trước đó

    Bằng lái xe ô tô có thời hạn bao lâu?

    Bằng lái xe ô tô hạng B1 số tự động, B1 và B2 có thời hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp bằng. Với giấy phép lái xe ô tô hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp bằng.

    Xin cấp lại giấy phép có cần phải thi sát hạch lại không?

    Trong thời hạn 3 tháng trước khi giấy phép hết hạn, nếu có nhu cầu sử dụng tiếp giấy phép lái xe sẽ được xét đổi giấy phép lái xe mới.

    Đối với trường hợp quá hạn trên 3 tháng, cá nhân sẽ phải thi sát hạch lại lý thuyết để được cấp giấy phép mới 

    Đối với trường hợp quá 1 năm thì phải thi lại cả lý thuyết và thực hành

    Đăng ký thi bằng lái xe ô tô như thế nào?

    Học viên đến đăng ký học thi bằng lái xe ô tô cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết sau:

    • Giấy đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe

    • Bản photo chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu có) không cần công chứng: 2 bản

    • Mẫu giấy khám sức khỏe của học viên

    • Bản photo bằng lái xe máy A1, A2 (nếu có)

    Bằng lái xe ô tô nào cao nhất?

    Hiện nay, bằng lái xe FE có giá trị cao nhất, có thể điều khiển được tất cả các loại xe được quy định trong bằng lái xe của B1, B2, C, D, E, FB2, FD.

    Học bằng lái xe ô tô mất thời gian bao lâu?

    Tùy vào loại giấy phép thì thời gian học cũng sẽ khác nhau, thông thường thì các bằng lái xe ô tô thường học trong những khoảng thời gian sau đây:

    • Bằng lái xe hạng B1, B2: thời gian học tối thiểu 3 tháng

    • Bằng lái xe hạng C: thời gian tối thiểu 6 tháng, mất khoảng 920 giờ trong đó 168 giờ học lý thuyết và 752 giờ là học viên phải thực hành

    Hy vọng bài viết Bằng lái xe ô tô và những gì bạn cần biết đã mang tới được những thông tin cần thiết giúp bạn trang bị đầy đủ kiến thức để có thể lấy được bằng lái xe ô tô mà mình mong muốn. Chúc bạn thành công!