Cách cai sữa cho bé, mẹo hay mẹ nhất định phải biết

Cách cai sữa cho bé, mẹo hay mẹ nhất định phải biết

Mục lục chính

    Cách cai sữa cho bé, mẹo hay mẹ nhất định phải biết 

    Việc cai sữa cho bé là vô cùng quan trọng. Vậy nên để cai sữa thành công, mẹ cần phải nắm một số nguyên tắc cũng như kiến thức cơ bản để quá trình cai sữa cho con diễn ra thuận lợi hơn. Nguồn sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, tuy nhiên theo thời gian sữa mẹ sẽ không còn chất dinh dưỡng nữa. Bởi vậy, cai sữa cho bé là điều cực kỳ cần thiết. Cùng Rivucota tìm hiểu một số cách cai sữa cho bé, mẹo hay mẹ nhất định phải biết trong bài viết sau đây.

    1. Thời điểm cai sữa cho bé

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Trong thời gian đầu đời, mẹ cần cho bé bú sữa mẹ thường xuyên để cung cấp đủ lượng dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên nuôi con bằng sữa mẹ chỉ trong vòng 6 tháng đầu sau khi sinh. Bởi thời điểm này bé đã phát triển hơn, cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển về thể chất cũng như trí nào. Mà sữa mẹ sau 6 tháng sẽ bị loãng và lượng dưỡng chất cũng đang dần mất đi. Nếu tiếp tục cho bé bú, sẽ không đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết hằng ngày cho con.
    Sau khi cai sữa, mẹ nên bổ sung các dưỡng chất từ bột ăn dặm hoặc bú thêm sữa bình để con nhận đủ dưỡng chất thiết yếu trong một ngày. Cai sữa cho bé từ từ chính là phương pháp hiệu quả nhất giúp cho việc cai sữa của mẹ thành công.

    2. Một số lý do cai sữa cho bé

    Phương pháp cai sữa đơn giản nhất đó chính là lúc bé không muốn uống sữa mẹ nữa. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng vậy. Sẽ có nhiều bà mẹ có những công việc riêng cần phải đảm bảo, vậy nên cần phải cai sữa sớm. Có rất nhiều lý do cai sữa cho bé như:

    2.1 Mẹ cần phải quay lại với công việc

    Nhiều bà mẹ bận rộn với công việc và phải quay lại sau khi sinh 6 tháng. Thường công việc sẽ khiến mẹ không thể chăm sóc con cũng như cho con bú thường xuyên. Vậy nên giai đoạn này mẹ cần phải cai sữa để có thể đi làm ngay.

    2.2 Mẹ gặp khó khăn trong việc vắt sữa

    Sau khoảng 6 tháng sau khi sinh, cơ thể mẹ sẽ ít sữa dần và mẹ không còn sữa để vắt cho con. Ngoài ra, việc vắt sữa khó khăn cũng có thể do mẹ vắt sữa không đúng cách hay không đúng kỹ thuật. Vậy nên đã có rất nhiều bà mẹ ngừng cho con bú và cố gắng tìm cách cai sữa cho bé.

    2.3 Bé chán sữa mẹ

    Sau khi bé đã có thể ăn dặm hoặc ăn cháo, bé sẽ dần chán sữa mẹ hơn và có xu hướng bú ít hơn. Vậy nên đây cũng chính là thời điểm thích hợp để mẹ cai sữa cho bé.

    2.3 Mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe

    Nhiều bà mẹ gặp các vấn đề về sức khỏe cần phải điều trị. Để tránh cản trở quá trình điều trị cũng như gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, mẹ nên cho bé cai sữa ngay

    2.4 Mẹ mang thai

    Rất nhiều bà mẹ mang thai lần tiếp theo, vậy nên mẹ cần tìm cách cai sữa cho bé để tránh ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng.

    2.5 Căng thẳng và mệt mỏi

    Một số bà mẹ cảm thấy cơ thể mệt mỏi và căng thẳng hơn kho cho con bú. Mẹ gặp vấn đề về tâm lý cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa nuôi con. Đây cũng chính là lý do khiến cho nhiều bà mẹ quyết định ngừng cho bé bú để giúp tinh thần thoải mái hơn.

    Xem thêm: Sữa tắm cho bé bị viêm da cơ địa AN TOÀN mẹ nên dùng - Top 5 chất lượng

    3.Cách cai sữa cho bé hiệu quả 

    Một số phương pháp cai sữa sau đây sẽ giúp mẹ thực hiện một cách hiệu quả:

    3.1 Bỏ qua 1 lần bú

    Khi bỏ qua một lần bú, mẹ có thể dùng sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức để cho bé bú. Lặp đi lặp lại trong khoảng từ 1 - 2 tuần đầu để bé tập làm quen dần và thích nghi. Nếu mẹ không muốn bỏ cữ bú của bé thì có thể kéo dài khoảng cách thời gian bú mỗi lần hoặc rút ngắn thời gian bú của bé.

    3.2 Rút ngắn thời gian bú

    Việc rút ngắn thời gian bú là một phương pháp hiệu quả. Nếu trong 6 tháng đầu tiên, khoảng cách mỗi lần bú của bé là 3 tiếng thì ở tháng thứ 9, mẹ nên kéo dài khoảng cách thời gian đó lên từ 4- 5 tiếng, đồng thời rút ngắn thời gian bú. Ví dụ nếu thời gian đầu mẹ cho bé bú là 30 phút thì sau khoảng 9 tháng mẹ có thể rút ngắn từ 15 - 20 phút trong một lần bú. Việc này sẽ giúp bé tập làm quen dần với việc cai sữa.
    Mẹ không nên đột ngột bỏ bú bé vì sẽ khiến cho bé bị ốm  hay gặp vấn đề về hô hấp, nhiễm trùng,... vì cơ thể đột ngột bị thiếu dưỡng chất, kèm với đó là không thích ứng được dinh dưỡng từ bên ngoài. 

    3.3 Hoãn bú, đánh lạc hướng trẻ

    Việc hoãn bú sẽ giúp mẹ thực hiện việc cai sữa một cách thành công hơn. Bên cạnh đó, mẹ có thể đánh lạc hướng của trẻ bằng các trò chơi thú vị hay phim hoạt hình, truyện tranh,... để khiến bé cảm thấy hứng thú hơn việc bú sữa mẹ. Để có thể giúp bé dễ dàng chuyển sang bú bình, có thể đặt một vài giọt sữa mẹ lên môi hoặc lưỡi của trẻ trước khi đưa núm vú của bình sữa vào miệng trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể cho bé bú một lượng nhỏ sữa mẹ trong bình sau khi bú khoảng vài giờ. Điều này nên áp dụng trước khi bé đói.

    3.4 Kết hợp thêm ti ngoài

    Mẹ có thể sử dụng ti ngoài để đánh lạc hướng của trẻ. Từ đó bé sẽ quên ti mẹ và không thường xuyên đòi bú sữa mẹ. Nên lưu ý chọn các loại ti giả chất lượng và an toàn tuyệt đối cho bé trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kết hợp với ti mẹ để cho bé làm quen từ từ chứ không nên đột ngột cho bé sử dụng ti giả. Đặc biệt, không lạm dụng ti giả vì việc này sẽ gây nên ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.

    3.5 Tăng cường bữa ăn dặm

    Việc tăng cường bữa ăn dặm sẽ tăng nguồn dinh dưỡng cho bé, giúp bé tập làm quen với bữa ăn ngoài và no lâu hơn. Từ đó giảm cảm giác thèm sữa và đói bụng, giảm được tần suất bú của bé. 
    Đặc biệt, càng lớn thì vị giác của bé sẽ càng thay đổi. Vậy nên tăng cường bữa ăn dặm hàng ngày cũng là một cách để vừa bổ sung dưỡng chất cho bé. Vừa đảm bảo là bé không còn cảm giác thèm bú nữa. Khi áp dụng cách này mẹ cần lưu ý đảm bảo trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đủ 4 nhóm chất cần thiết bao gồm chất bột - đường, chất đạm, vitamin - khoáng chất - chất xơ và chất béo. Các dưỡng chất này sẽ giúp bé phát triển hoàn thiện về mặt thể chất cũng như trí tuệ, đảm bảo mẹ không cần phải lo lắng khi con không được bú sữa mẹ nữa. Cần phải luôn luôn thay đổi, làm mới thực đơn mỗi ngày để tăng cảm giác hứng thú của trẻ. Giúp trẻ ăn nhiều, no lâu và quên chuyện “bú sữa”. 

    4. Trẻ có nhận được đủ chất dinh dưỡng khi cai sữa không?

    Trong khoảng 6 - 7 tháng đầu, mẹ nên tập trung cho bé bú sữa mẹ để bổ sung lượng dinh dưỡng thiết yếu mỗi ngày. Vì khoảng thời gian này có thể bé còn yếu ớt và sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời nhất để giúp bé phát triển hoàn thiện. Vậy nên giai đoạn này mẹ nên lưu ý không nên cai sữa cho bé. Nếu muốn cai sữa mẹ nên bắt đầu từ tháng thứ 8 - 9. Và việc cai sữa nên bắt đầu từ từ để bé làm quen dần. Trong khoảng thời gian cai sữa, mẹ cần kết hợp bổ sung các dưỡng chất đầy đủ cho bé để đảm bảo cơ thể bé không bị thiếu hụt dưỡng chất. Nếu mẹ bổ sung dưỡng chất đầy đủ thì việc cai sữa cho bé vẫn giúp bé có đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hàng ngày.

    5. Các biện pháp giúp giảm thiểu sự khó chịu khi cai sữa cho trẻ

    Nếu mẹ đã sẵn sàng để cai sữa cho con thì một nguyên tắc mà mẹ nên nhớ là để bé thích ứng với việc cai sữa từ từ và đặc biệt là lên kế hoạch bỏ lần bú sau từ 3 - 5 ngày. Tuy nhiên, việc cai sữa trong thời gian đầu có thể gây nên một số khó chịu cho bé và mẹ. Một số biện pháp sau đây sẽ giúp mẹ giảm thiểu sự khó chịu đó:

    Phòng ngừa viêm vú

    Viêm vú là tình trạng gây ra do nhiễm trùng, có thể đi kèm với các triệu chứng gây đau đớn. Để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng khi cho bé bú, mẹ nên tham khảo một số lời khuyên từ bác sỹ như sau:
    Hãy cho bản thân thời gian cai sữa dần dần. Một trong những nguyên nhân gây ra viêm vú là do sự tích tụ sữa bên trong mô vú. Việc giảm dần các lần bú sẽ giúp cơ thể có thêm thời gian để giảm nguồn sữa và lượng sữa tích tụ.
    Cần chăm sóc tốt các mô vú vì vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào các vết loét hay vết thương hở dẫn đến viêm vú

    Đối mặt với những cảm xúc

    Ngay cả khi mẹ cai sữa từ từ cho bé thì nội tiết tố vẫn sẽ có sự thay đổi. Cơ thể mẹ sẽ cảm thấy khó chịu khi dừng cho con bú và thậm chí là một số bà mẹ sẽ cảm thấy như mình đang mất đi sự gần gũi với con. Tuy nhiên mẹ đừng lo lắng vì ngay cả khi mẹ cai sữa cho bé thì mối quan hệ giữa mẹ và con cũng sẽ không thay đổi.

    Một số mẹo đối phó với những cảm xúc khó chịu khi mẹ cai sữa cho con

    • Đảm bảo rằng mẹ cần được nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Thường xuyên bổ sung các khoáng chất, vitamin từ trái cây để giúp cơ thể mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, điều này sẽ giúp cân bằng nội tiết tố của cơ thể và giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn.
    • Tìm đến sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè hay chuyên gia tâm lý.
    • Dành thời gian để tham gia các hoạt động cùng bạn bè hoặc gia đình, nên thỏa mãn sở thích của bản thân nhiều hơn.

    6. Một số lưu ý mẹ cần biết khi cai sữa cho bé

    Không từ chối khi bé muốn bú

    Khi cai sữa cho bé mẹ nên để bé thích ứng từ từ. Nhiều bà mẹ khi cai sữa có xu hướng không cho con bú khi bé muốn. Tuy nhiên điều đó không tốt với bé, sự từ chối của mẹ sẽ chỉ khiến bé càng muốn bú thêm. Vậy nên nếu bé muốn bú mẹ hãy cho bé tiếp tục bú sữa nhưng hãy cố hết sức làm phân tâm bé bằng những trò chơi hay các món ăn.

    Đảm bảo dinh dưỡng cho bé

    Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, vậy nên khi quyết định cai sữa cho bé. Mẹ nên bổ sung đầy đủ lượng dưỡng chất cần thiết hằng ngày. Nếu mẹ đang cai sữa cho bé, nên thay thế bằng sữa công thức có bổ sung chất sắt. Không nên cho bé uống sữa bò trước khi bé 1 tuổi.

    Cho bé bú bình

    Khi cai sữa cho bé, mẹ nên thay thế sữa mẹ bằng sữa sữa công thức, lúc này mẹ nên cho bé tập làm quen với việc bú bình. Nếu bé đã quen bú bình thì mẹ sẽ không cần phải băn khoăn và suy nghĩ quá nhiều về việc nên cho bé bú bằng cái nào.

    Kiên nhẫn

    Cai sữa cho bé cần có thời gian thì bé mới có thể thích ứng được. Đừng đốt cháy giai đoạn vì điều này chỉ khiến cho việc cai sữa cho bé trở nên khó khăn hơn. Vậy nên mẹ cần kiên nhẫn đến khi nào bé sẵn sàng và không bú sữa mẹ nữa là đã thành công. Nếu bé không chịu ngừng bú, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây:
    An ủi bé bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đối với trẻ, việc bú mẹ giúp bé cảm thấy thoải mái và không bị đói. Vì việc bú mẹ đã được bắt đầu từ lúc bé sinh ra nên bé sẽ cảm thấy đây như một thói quen khó bỏ. Vậy nên mẹ có thể hát một bài hát ru hoặc đọc truyện tranh, đưa cho bé một món đồ chơi thú vị để phân tán sự chú ý của bé.
    Nếu bé lớn hơn một chút, mẹ có thể cho bé ngưng bú từ từ cho giúp bé làm quen với việc này. Bạn cũng có thể thay đổi bằng cách cho bé bú bình hoặc ăn bột ăn dặm,... để tăng sự hấp thu dưỡng chất cho bé.

    Một số lưu ý khác mẹ cần chú ý khi cai sữa cho bé

    • Nếu bé đang trong tình trạng sức khỏe không tốt thì không nên cai sữa cho bé vì có thể sẽ làm cho bé bị biếng ăn và dẫn đến bệnh còi xương. Không cai sữa nếu bé bị suy dinh dưỡng
    • Không nên để trẻ cai sữa trong thời tiết quá nóng nực hay thời điểm giao mùa.
    • Bổ sung nhiều dưỡng chất thiếu hụt cho bé trong giai đoạn cai sữa
    Trên đây là một số thông tin hữu ích mà mẹ cần nắm để việc cai sữa cho bé diễn ra thành công. Mong rằng Rivucota đã giúp mẹ có được các phương pháp cai sữa hiệu quả nhất mà vẫn đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết hằng ngày cho con. Cảm ơn vì đã theo dõi!