Cách hâm sữa mẹ trữ đông
Đối với những bà mẹ quá bận rộn với công việc hằng ngày, việc bảo quản sữa là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo bé có thể nạp đủ dinh dưỡng hàng ngày. Bên cạnh đó, việc hâm sữa cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà các mẹ cần phải có. Vậy hâm sữa như thế nào là đúng cách? Cùng tìm hiểu qua bài viết Cách hâm sữa mẹ trữ đông của rivucota nhé!
1.Bảo quản sữa mẹ đúng cách
Trường hợp mẹ phải đi làm, không thể cho con bú đúng giờ hoặc những tháng đầu sau sinh, có thể mẹ tiết ra quá nhiều sữa mà bé không thể bú hết lượng sữa đó thì mẹ nên hút sữa hoặc vắt sữa ra để bảo quản. Như thế vừa đảm bảo bé được hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ vừa giúp cho bầu ngực của mẹ không bị tắc sữa.
Vậy nên bảo quản như thế nào là đúng cách?
Sữa mẹ sau khi vắt ra có thể bảo quản trong tủ lạnh ngăn mát hoặc ngăn đông. Cụ thể là 72 giờ trong tủ lạnh, 1 tháng trong ngăn đá và 3 tháng trong tủ đông. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên sử dụng sữa bảo quản càng sớm càng tốt để tránh việc mất hết chất dinh dưỡng quý giá và lượng kháng thể có trong sữa mẹ. Còn đối với ngăn mát tủ lạnh, sữa sau khi được vắt ra ở nhiệt độ phòng khoảng 27 độ C có thể được bảo quản trong vòng từ 2-4 ngày sau đó.
Các mẹ vẫn nên lưu ý rằng, sữa sau khi đã hâm nóng cần phải dùng hết trong một lần ăn, lượng sữa dư thừa sau khi hâm cần phải bỏ đi, không được sử dụng lại vì giá trị dinh dưỡng lúc đó đã không còn nữa.
Dụng cụ để bảo quản sữa bao gồm:
-
Bình nhựa hoặc bình thủy tinh đã được tiệt trùng, khử khuẩn
-
Túi trữ sữa: Loại một lớp dây kéo, mỏng, dùng 1 lần, dễ bị rách, giá thành rẻ. Loại hai dây kéo, dày, giá thành đắt, chất lượng tốt hơn.
-
Bút để ghi ngày, tháng hút sữa: Bình sữa nào có thời gian bảo quản lâu nhất sẽ được ưu tiên dùng trước.
Với bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ nên vắt sữa với số lượng nhỏ mỗi lần khoảng 100-150ml. Với bé lớn hơn, số lượng sữa vắt ra cần phụ thuộc vào nhu cầu của bé.
Việc bảo quản sữa chỉ nên diễn ra nếu thực sự cần thiết, không nên quá lạm dụng. Tốt nhất vẫn nên cho bé bú trực tiếp để bé gần gũi với mẹ hơn cũng như nạp được những dinh dưỡng quý báu từ bầu sữa của mẹ.
Kiến thức liên quan: Mẹ bầu bị tắc tia sữa thì làm thế nào?
2.Cách hâm sữa mẹ để ngăn mát
Hướng dẫn hâm sữa mẹ để ngăn mát đúng cách
Sữa sau khi lấy khỏi ngăn mát tủ lạnh, mẹ hãy cho trực tiếp bình sữa đó vào nước ấm 40 độ đến khi sữa có nhiệt độ phù hợp để bé dùng, tốt nhất là nhiệt độ của sữa giống với nhiệt độ trên cơ thể mẹ bởi vì bé đã quen với cơ thể của mẹ trước đó, như vậy sẽ giúp bé dễ uống hơn. Mẹ không nên sử dụng nước quá nóng để hâm sữa vì như vậy có thể làm mất đi lượng dưỡng chất cần thiết có trong sữa, làm cho các vitamin và một số thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ bị bay hơi, mất chất. Việc sử dụng nước nóng để hâm sữa có thể làm một số dưỡng chất bị biến đổi, không còn là chất dinh dưỡng ban đầu nữa.
Một số lưu ý khi hâm sữa mẹ để ngăn mát
Sữa lấy ra hâm cần đảm bảo đúng lượng sử dụng hàng ngày của bé, không nên lấy ra quá nhiều. Trong trường hợp bé không sử dụng hết thì lượng sữa đó không được dùng lại vì như vậy hương vị của sữa đã biến đổi, các dưỡng chất cũng sẽ biến mất.
Ngoài ra, mẹ cũng không nên dùng lò vi sóng để hâm nóng sữa, vì sóng trong lò vi sóng cũng sẽ làm mất đi một phần chất đạm có trong sữa mẹ.
3.Cách hâm sữa trữ đông
Hướng dẫn hâm sữa mẹ trữ đông đúng cách
Dù với điều kiện thời tiết và khí hậu như thế nào, để sữa vẫn giữ nguyên được dưỡng chất, các mẹ vẫn phải hâm sữa cho con uống sau khi đã rã đông, không để ngoài rồi cho bé dùng ở nhiệt độ thường, đặc biệt là đối với điều kiện thời tiết nóng ẩm, rất dễ khiến cho sữa bị lên men và nhanh hỏng.
Trước khi hâm sữa, mẹ hãy để sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh để sữa tan từ từ. Mẹ chỉ nên lấy lượng sữa vừa đủ với nhu cầu sử dụng của bé, không nên lấy ra quá nhiều vì sữa sau khi rã đông phải sử dụng trong vòng 24 giờ, lượng sữa sau khi sử dụng mà còn dư thừa phải bỏ đi chứ không được sử dụng lại, gây nên tình trạng lãng phí nguồn sữa mẹ.
Nhiều mẹ muốn con nhanh chóng được uống sữa mẹ, vậy nên đã lắc mạnh bình sữa hay rã đông nhanh bằng nước sôi hoặc cho vào lò vi sóng với nhiệt độ cao, việc này sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ. Việc lắc sữa quá mạnh tay hay thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột có thể làm gãy một số cấu trúc trong các thành phần hay làm biến đổi và làm mất đi tính năng tự nhiên của các loại kháng thể có trong sữa mẹ. Các kháng thể quan trọng như lactoferrin, lysozyne có tác dụng chống viêm nhiễm, chống sưng tấy niêm mạc ruột,...Các kháng thể này chỉ phát huy tác dụng khi ở đúng cấu trúc phân tử ban đầu, khi đã bị phá vỡ thì các kháng thể này cũng mất luôn.
-
Xả nước rã đông sữa: Mẹ có thể đưa bình sữa đông lạnh xuống ngăn mát để rã đông từ từ hoặc xả bịch sữa đông dưới vòi nước mát để sữa rã đông mà không làm hỏng hay làm mất các chất có trong sữa mẹ
-
Ngâm sữa vào nước ấm: Mẹ sử dụng một bát nước ấm và đặt bình sữa vào bên trong( bình sữa đông đá sau khi đã được đưa về trạng thái nhiệt độ phòng ), cần đảm bảo nước không quá nóng vì nếu nhiệt độ cao khiến cho các chất dinh dưỡng trong sữa bị mất đi. Trước khi cho bé uống, mẹ dùng thìa khuấy đều sữa để kiểm tra xem còn sót các tinh thể đá hay không.
Một số lưu ý khi hâm sữa mẹ để ngăn đông
-
Sữa rã đông và hâm rồi thì phải dùng hết trong 1 giờ, vì sau giờ đó, vi khuẩn đã bắt đầu phát triển, khiến cho sữa bị hư hỏng. Sữa dư thừa sau khi sử dụng không được cho đông đá lại, không hâm đi hâm lại nhiều lần làm mất chất dinh dưỡng của sữa.
-
Sữa sau khi rã đông có mùi hơi hăng, gây nồng, không thơm như sữa mới vắt, tuy nhiên lượng dinh dưỡng không thay đổi nên các mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng.
-
Không được pha sữa đã rã đông còn thừa vào với sữa mới vắt
-
Không nên hâm nóng sữa để ngăn đông bằng lò vi sóng. Tuy việc này tiết kiệm được thời gian, sữa cũng nhanh tan hơn bởi nhiệt độ cao của lò vi sóng nhưng cũng khiến sữa bị nóng già nhanh chóng phá hủy vitamin và kháng thể thiết yếu có trong sữa mẹ, khiến sữa mất đi những dinh dưỡng quý giá
Vi khuẩn có thể sống ở cả hai nhiệt độ nóng và lạnh, chúng phát triển tốt nhất ở điều kiện ấm, ẩm và đặc biệt là môi trường giàu protein.
Sữa mẹ sau khi hâm cần phải được sử dụng ngay, khuyến cáo các mẹ là không nên để quá 1 giờ đồng hồ, vì nếu hơn sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Sữa hâm đi hâm lại nhiều lần sẽ mất đi lượng dưỡng chất có trong sữa và không đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Nếu để bé sử dụng là các mẹ đang tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé, đặc biệt là những trẻ nhỏ mới sinh, sức đề kháng còn yếu. Vậy nên các mẹ tuyệt đối không được để bé sử dụng lại, cần phải bỏ đi nếu lượng sữa đã hâm còn dư thừa.
Hy vọng bài viết Cách hâm sữa mẹ trữ đông đã giúp các mẹ biết thêm cách hâm sữa cho bé sao cho không làm mất chất, vừa an toàn, chất lượng lại vừa đảm bảo được lượng dinh dưỡng cần thiết mà cơ thể bé cần nạp vào.
Chuyên mục bổ ích: Kiến thức và kinh nghiệm cho mẹ bầu