Cần chuẩn bị gì trước khi sinh
Hạnh phúc lớn nhất của một người phụ nữ có lẽ chính là được làm mẹ và nhìn thấy con mình mạnh khoẻ chào đời. Trải qua 9 tháng thai kỳ vất vả, giai đoạn sắp sinh có thể khiến bạn trở nên lo lắng không biết mình nên làm gì, cần chuẩn gì cho tốt? Đây là nỗi lo chung của các bà mẹ, đặc biệt với những người mang thai lần đầu thì việc này lại càng quan trọng hơn. Việc chuẩn bị chu đáo trước khi sinh sẽ là tiền đề cho cuộc hành trình vượt cạn trở nên suôn sẻ hơn. Chính vì thế, mọi sự chuẩn bị chu đáo đều rất có ý nghĩa với cả bé và mẹ sau này. Với mong muốn đem lại cho mỗi bà mẹ một kiến thức nhỏ trước khi trải qua hành trình vượt cạn, Rivucota sẽ giúp bạn cần chuẩn bị gì trước khi sinh để bạn an tâm hơn.
I. Những điều cần chuẩn bị trước khi sinh
1. Chuẩn bị kế hoạch sinh con trước khi sinh
Mỗi bà mẹ khi mang thai và sinh con sẽ không ai giống ai. Ngoài những kiến thức tham khảo của các bà mẹ từng sinh con, bản thân mẹ bầu cũng phải tự chuẩn bị cho mình một số kiến thức tránh trường hợp bỡ ngỡ khi sinh. Mẹ bầu cần phải định hình trong đầu mình một số trường hợp như: mình sẽ sinh bé ở đâu, lựa chọn bệnh viện nào, ai đưa mình đi sinh… Những câu hỏi đó mẹ bầu nên chuẩn bị từ trước, càng chi tiết cẩn thận càng tốt, điều đó sẽ giúp ích cho mẹ bầu rất nhiều.
2. Tham gia các lớp học thai sản trước khi sinh
Nếu những cặp vợ chồng nào có điều kiện hơn một chút thì nên tham gia lớp học thai sản này. Có rất nhiều cặp vợ chồng không đủ kiến thức cho mình mặc dù ngày sinh đã cận kề, chính vì thế việc tham gia lớp này hoàn toàn hợp lý. Tại lớp học, các ông bố bà mẹ sẽ được học những điều giúp ích cho hành trình vượt cạn của mình như: cách hít thở khi sinh, đau bụng khi nào thì nên nhập viện, truyền đạt những kinh nghiệm về cách trở dạ…
Sau khi đã có những kiến thức nhất định, những điều đó sẽ giúp tinh thần mẹ bầu được tốt và ổn định hơn.
Xem thêm: Kiến thức cho mẹ bầu
3. Kiểm soát cân nặng trước khi sinh
Kiểm soát cân nặng của mình trong suốt thời kỳ mang thai là việc mà mẹ bầu rất đáng để lưu ý. Cân nặng của mẹ chỉ nên dừng ở mức vừa phải không quá nặng cũng như quá nhẹ ký, các chuyên gia chỉ ra rằng mẹ bầu có cân nặng ổn định sẽ sinh nhanh hơn những mẹ bầu khác rất nhiều.
Cân nặng của mẹ nếu ở mức ổn định sẽ làm cho cơ thể mẹ dẻo dai hơn và tránh sự can thiệp của dụng cụ y tế trong quá trình sinh nở. Mẹ bầu có thể kiểm soát cân nặng thông qua các bài thể dục nhẹ nhàng hoặc những bữa ăn dinh dưỡng. Một số nguy hiểm khi mẹ có cân nặng quá mức như: chuyển dạ kéo dài, tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ…
Xem thêm: Top 6 kem trị rạn tốt nhất cho mẹ bầu
4. Tập luyện thể dục nhẹ nhàng
Để đảm bảo cân nặng cũng như tinh thần thoải mái bạn có thể tập một số bài thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe bản thân cũng như thai nhi. Không chỉ vậy, việc mẹ thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng sẽ làm giảm biến chứng thai kỳ trong lúc sinh nở, cũng như làm cho quá trình vượt cạn của mẹ được diễn ra nhẹ nhàng hơn.
Dựa vào tình trạng sức khỏe bạn có thể chọn cho mình những bài tập phù hợp. Một số bài tập được các mẹ thường sử dụng như: yoga, đi bộ, bơi… phải nghỉ ngơi ngay khi bản thân thấy cơ thể đã mệt , không nên luyện tập quá sức gây ảnh hưởng sức khoẻ, nhớ uống nước nhiều để cơ thể không bị mất nước .
6. Lựa chọn việc bú mẹ hay bú bình cho con
Bú bình hay bú mẹ có lẽ luôn là câu hỏi khiến những người mẹ bầu đau đầu nhất, bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đi trước, nhưng nên nhớ rằng quyết định cuối cùng vẫn là ở bạn. Nếu như cơ thể bạn có đủ sữa và cơ thể khỏe mạnh, thì đừng vì lý do gì mà để con phải uống sữa bình. Nhiều mẹ bầu có suy nghĩ sợ mình mới sinh xong không đủ sức khoẻ cho con bú, thay vì sợ mẹ nên vắt sữa và nhờ chồng hoặc người thân trong gia đình cho bé bú thay mình. Bnaj nên nhớ rằng, các chuyên gia đã chỉ ra sữa mẹ là nguồn sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đời. Chính vì vậy, để đảm bảo cho con mình được khỏe mạnh mẹ nên cho bé bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, thậm chí 1- 2 tuổi.
Việc nuôi con bằng sữa mẹ vừa tiết kiệm vừa giúp bé cảm nhận được mùi sữa mẹ thơm ngon, giúp tốt cho sự phát triển bộ não của bé.
7. Học cách massage cho bản thân
Chắc hẳn trong quá trình mang thai mẹ nào cũng từng trải qua cảm giác đau nhức, mệt mỏi, cơ thể nặng nề nhất là những ngày cận sinh. Massage ngay lúc này chính là điều hữu dụng nhất cho các bà mẹ, massage sẽ giúp mẹ : làm dịu cơn đau, cơ thể bớt mệt mỏi, nặng nề… những điều này sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ngoài ra, masage cũng là cách giúp cho thai nhi phát triển ổn định hơn.
Trong một số trường hợp, massage sẽ khiến cho mẹ bầu mả thấy , buồn nôn, chóng mặt… nếu gặp những dấu hiệu đó, mẹ bầu nên dừng lại hành động của mình. Việc mẹ cần làm ngay lúc này chính là gặp chuyên gia tư vấn, đưa ra cho bản thân những liệu trình phù hợp với bản thân .
Xem thêm: Những lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu
8. Chuẩn bị đồ cần thiết trước khi sinh
Để quá trình vượt cạn diễn ra thành công và nhanh chóng, mẹ nên chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết quan trọng để sẵn vào túi, chỉ cần chuyển dạ là sẽ đem theo luôn mà không mất thời gian chuẩn bị cũng như tìm kiếm.
Với những ai lần đầu làm mẹ, việc tự tay chuẩn bị đồ dùng cho con mình thật sự rất hạnh phúc và cũng không ít bà mẹ gặp khó khăn trong khi không biết phải mua gì, mua như này còn thiếu không, mua như này có đúng không? Việc mẹ chuẩn bị cho con càng nhiều càng tốt, nhưng chúng ta biết rằng cơ thể bé sẽ lớn rất nhanh . Chính vì vậy, mẹ chỉ nên mua sắm những vật dụng thực sự cần thiết và mua nó với số lượng vừa phải.
Một số vật dụng cần thiết cho con như: bỉm, khăn sữa, bao tay, bao chân, áo sơ sinh… ngoài ra, một số đồ cần thiết cho bé như: nôi, chậu tắm cho bé…
9. Giữ tinh thần thoải mái cho bản thân
Cùng với niềm vui mang thai được làm mẹ đó chính là sự lo lắng. Nếu như ở thời điểm khi biết mình vừa mang thai vui bao nhiêu, ở giai đoạn trở dạ lại lo lắng đến bấy nhiêu. Ở những thời điểm nhạy cảm này, mẹ cần phải tinh thần thoải mái.
Với những người sinh lần đầu việc trở dạ đến khi sinh con thời gian có thể kéo dài 12-14 tiếng tuỳ vào cơ thể mỗi người. Ngay lúc này, với ai lần đầu làm mẹ thật sự rất lo lắng. không biết mình có sao không, con mình có sao không? Chính vì vậy, những lời động viên đến từ gia đình hay tự mình biết cách trấn an bản thân là điều rất quan trọng.
Bạn phải biết rằng, tỷ lệ phụ nữ sau sinh rơi vào trầm cảm là rất cao. Bởi sau khi có con, cuộc sống hôn nhân vợ chồng, cuộc sống gia đình sẽ bị đảo ngược hoàn toàn, tâm lý người mẹ co thể ảnh hưởng rất nhiều. Do đó, mẹ nên biết để phòng tránh cho bản thân rơi vào hoàn cảnh đó.
10. Nghiên cứu về cách thở trước khi chuyển dạ
Có lẽ rất nhiều bà mẹ sẽ nghĩ rằng chuyện này rất đơn giản, thở như thế nào cũng được. Thực thế chứng minh rằng, nhiều bà mẹ không biết cách thở khi chuyển dạ gây nên tình trạng mất sức rất nhiều cho người mẹ. Khi mẹ bầu thở đúng cách, điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh và kiểm soát cơn đau một cách tốt hơn. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ về cách thở khi chuyển dạ.
Lý thuyết là như vậy nhưng không phải lúc nào thực hành cũng đúng. Trong quá trình vượt cạn bên nên lắng nghe cơ thể và hướng dẫn của bác sĩ để điều chỉnh cách thở sao cho phù hợp nhất.
11. Lựa chọn những cơ sở bệnh viện uy tín
Sẽ thật thiếu nếu như không nói đến việc lựa chọn cơ sở y tế uy tín đóng một vai trò quan trọng trong quá trình vượt cạn của bạn. Nếu gia đình có điều kiện, bạn nên chọn những bệnh viện tư nhân, có phòng riêng cho từng bà đẻ. Điều đó không có nghĩa rằng cơ sở cũng như dịch vụ ở bệnh viện công không tốt, mà là ở viện tư các bạn sẽ có điều kiện nghỉ dưỡng thoải mái hơn, chăm sóc tốt hơn.
12. Chuẩn bị tên gọi cho con
Thật không sai khi nói việc chính bản thân mình đặt tên cho những đứa con của mình, đặc biệt là đứa con đầu lòng là cảm giá vừa hồi hộp vừa vui mừng. Hồi hộp vì lần đầu tiên ban thân phải suy nghĩ đặt tên gì cho con, tên này có hay không tên này có hợp không? Vui mừng vì lần đầu trong đời ban thân được đặt tên cho con.
Ngày nay, các ông bố bà mẹ sẽ những cái tên vừa hay vừa ý nghĩa dành cho con của mình. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến từ ông bà, bố mẹ nhưng quyết định cuối cùng đặt cho con tên gì vẫn là ở bạn.
13. Tìm hiểu về những phương pháp - bài tập lấy lại sức khỏe sau sinh
Trải qua hành trình mang thai 9 tháng và cuộc vượt cạn đầy cam go, sau khi sinh bé ra đời đấy chính là thời điểm bạn lấy lại sức khỏe cho bản thân mình. Bạn cần phải cân đối trong việc chăm con và chế độ nghỉ ngơi cho riêng mình, cũng như giữ tinh thần thoải mái tránh các ảnh hưởng tiêu cực xung quanh.
Khi vừa mới sinh xong, cơ thể bạn còn rất yếu chưa thể tự mình vận động hay chăm con một mình. Ở thời điểm này, bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người chồng và những người thân để sức khỏe bản thân dần dần hồi phục.
Xem thêm: Kiến thức cho mẹ và bé
Người xưa vẫn hay nói rằng “ thừa còn hơn thiếu”. Đúng vậy, trước khi sinh con mẹ bầu cần rất nhiều thứ phải chuẩn bị cho mình trước hành trình vượt cạn khó khăn phía trước. Điều quan trọng nhất, mẹ bầu luôn phải giữ tinh thần ổn định thoải mái nhất có thể. Hãy luôn nghĩ rằng, mình không phải là người duy nhất sinh con trên thế giới này, mọi người làm được mình cũng làm được. Với những mong muốn từ tận đáy lòng mong cho những bà mẹ trên cả nước hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, Rivucota hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp phần nào đó đến những người với thiên chức làm mẹ.