Chế độ ăn vào con không vào mẹ - Bí quyết cho mẹ bầu
Không gì hạnh phúc hơn là được làm mẹ, mỗi bà mẹ khi biết mình mang thai, ngoài vui sướng và hạnh phúc còn có vừa lo vừa sợ. Lo sợ là không biết khi mang thai con mình đầy đủ chất hay không, mình ăn có vào con hay không, con sinh ra có phát triển khoẻ mạnh hay không? Hiểu được nỗi lòng đó, các mẹ hãy cùng Rivucota đọc bài viết sau, để nắm được bí quyết chế độ ăn vào con không vào mẹ, mẹ khoẻ mà con cũng khoẻ nhé:
1. Mẹ bầu tăng cân như nào là hợp lý?
Thực ra thì chưa có một số liệu chính xác nào về số cân nặng mà mẹ bầu cần tăng trong thời kỳ mang thai. Tuỳ vào cơ địa của mẹ bầu,và tuỳ vào từng giai đoạn để biết số cân mà mẹ bầu cần tăng trong khoảng thời gian đó.
Nếu như một người mẹ trước khi mang thai sức khỏe yếu, cân nặng không đủ thì cần ăn nhiều hơn. Còn mẹ đã có đủ cân nặng từ trước thì nên ăn vừa phải.
Nếu mẹ quá nặng hoặc quá yếu thì đều không tốt cho quá trình phát triển của thai. Vì vậy mẹ nên giữ cho mình một cân nặng lý tưởng để đảm bảo sức khỏe cho con. Để biết cân nặng lý tưởng, người ta thường dùng chỉ số BMI, với công thức BMI= cân nặng: ( chiều cao x chiều cao)
2. Yêu cầu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai
2.1 Ba tháng đầu
Đây là 3 tháng đầu đời của trẻ, nên yêu cầu về độ dinh dưỡng càng quan trọng nhất bởi vì nó sẽ ảnh hưởng và tác động trực tiếp lên trẻ sau này. Các dưỡng chất mà mẹ nên lưu ý như:
-
protein: là dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển và duy trì sức khỏe cho mẹ và bé. Mỗi ngày mẹ nên nạp 70-80g protein để đảm bảo đầy đủ nhất.
-
Các loại vitamin như A( 800mcg/ ngày), E( 10-15mcg/ ngày) , C ( 70-90mcg/ ngày) mới đủ cho sự phát triển của bé.
-
Canxi: để con hình thành và phát triển các cương vững chắc mẹ nên nạp từ 300mg canxi mỗi ngày để con yêu khỏe mạnh
-
Các dưỡng chất DHA, Cholin, Iot…. là những chất tốt cho não và sự phát triển của hệ thần kinh.
-
Sắt: là một dưỡng chất xuyên suốt trong quá trình thai kỳ của mẹ, 30mg mỗi ngày sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn
-
……
Bài liên quan: Những điều bà bầu cần lưu ý trong 3 tháng đầu
2.2 Ba tháng giữa
Ở giai đoạn này mẹ cũng thực sự tăng cân nhiều hơn do đó việc bổ sung Calo nên để ở giai đoạn sau. Trải qua giai đoạn ốm nghén, giai đoạn này lúc mẹ phục hồi cơ thể và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết
-
Chất đạm: mỗi ngày mẹ cần tăng từ 300-350 calories và 60g chất đạm
-
Cần bổ sung các dưỡng chất như: acid folic, sắt, kẽm… giai đoạn này bé đã có thể hấp thu sắt để sử dụng
-
Tăng gấp 2 lần các thực phẩm giàu protein
-
Bổ sung vitamin C bằng các loại hoa quả, thịt, trứng… giúp dễ dàng hấp tnu trong dạ dày
-
Vitamin A, D .. qua các rau củ, dầu gan cá
-
…..
Trong giai đoạn này mẹ chưa thực sự cần tăng cân, nên tránh bổ sung quá nhiều vào cơ thể.
2.3 Ba tháng cuối
Đây là thời kỳ cuối của giai đoạn mang thai nên cân nặng mẹ cũng sẽ tăng lên khoảng 5-6 kg, do đó thai nhi cũng sẽ tăng lên từ 2-3kg. Vì vậy vấn đề dinh dưỡng cho mẹ ở giai đoạn này cũng quan trọng để chuẩn bị cho bé ra đời, nhiều bác sĩ cho rằng các bé có đầy đủ chất dinh dưỡng khi sinh ra sẽ có IQ cao hơn so với các bé thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, ở giai đoạn mẹ cần lưu ý như sau:
-
Protein: nên tăng 18-20g/ ngày, mỗi ngày nên từ 75-100g protein
-
Chất khoáng: canxi (1000mg/ ngày), sắt ( giai đoạn này mẹ nên bổ sung 27-30g/ sắt mỗi ngày), kẽm..
-
Các thực phẩm giàu magie, acid folic,DHA … như đậu đen, yến mạch, quả óc chó, bánh mì… đều chứa các chất trên, giúp bé phát triển tốt.
-
Chất béo: các acid béo không chỉ bổ sung năng lượng mà nó còn hoà tan các chất vitamin, chiếm khoảng 20-25% cơ thể
-
Các vitamin như : A (500 mcg/ ngày), B12(2.6mcg/ ngày) ,vitamin C ( 80mcg/ ngày) ….
Có thể bạn quan tâm: Ngũ cốc nào tốt cho mẹ bầu?
3. Mẹ bầu ăn gì để vào con không vào mẹ?
Chế độ ăn vào con không vào mẹ, đây là câu hỏi muôn thuở mà mỗi ai làm mẹ cũng đau đầu suy nghĩ. Mẹ luôn sợ con mình không đủ chất, không đủ ký nhưng cũng không biết làm thế nào , thì đây là các chất mẹ có thể tham khảo.
3.1 Ăn đủ khẩu phần đường và tinh bột
Các mẹ nên chọn những tinh bột nhẹ, bởi vì những loại tinh bột này giúp dễ dàng tiêu hoá và không chứa quá nhiều tinh bột. Mỗi ngày chỉ duy trì ở mức 2-3 bát cơm, hoặc có thể ăn các loại như: bún, phở, khoai lang..
3.2 Uống đủ nước, bổ sung nước, gạo lứt, yến mạch
Nước là một chất vô cùng quan trọng trong cuộc sống để cung cấp nước nuôi sống tế bào. Người bình thường cần uống đủ nước, nay mẹ bầu lại càng cần hơn. Khi nước cung cấp đủ thì hoạt động cơ thể diễn ra thuận lợi, việc cung cấp dinh dưỡng cho con cũng dễ dàng hơn.
3.3 Tăng cường rau xanh, các loại hạt
Muốn con tăng cân, đầy đủ chất dinh dưỡng.. rau xanh là thực phẩm không thể không có. Các mẹ nên chọn những loại rau xanh đậm, có chứa axit folic rất tốt cho việc phát triển não bộ và trí thông minh của con, vừa bổ sung chất khoáng, chất xơ
Ngoài ra một số hoa quả có các màu sáng như: cam, đỏ, vàng… chứa các vitamin C rất tốt cho hệ tiêu hoá đường ruột của bé như cam, bơ, nước dừa, dâu tây…
mẹ có thể rửa sạch ăn trực tiếp hoặc luân phiên làm nước ép hoặc sinh tố
3.4 Tăng cường lượng đạm
Để bổ sung lượng đạm cần thiết thì thịt là một thực phẩm không thể thiếu trong danh sách này như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…nên ăn cá 1 tuần từ 2-3 lần, thịt từ 3-4 lần luân phiên nhau tránh cảm giác chán ăn
Một số loại sữa và các loại sản phẩm làm từ sữa( pho mai, sữa chua) có chứa lượng đạm và canxi cần thiết giúp răng và xương của con và mẹ được phát triển tốt hơn. Mẹ bầu nên dùng từ 2-3 ly sữa mỗi ngày, dùng các loại sữa tươi tiệt trùng là lựa chọn cần thiết, mẹ có thể bổ sung các loại có lợi cho sữa nữa nhé.
3.5 Bà bầu không nên ăn gì?
Để tránh tình trạng thai lưu, sảy thai… mẹ bầu cần biết một số thực phẩm không nên ăn như:
-
Đu đủ xanh
Đây là thực phẩm kiêng kị nhất cho mẹ bầu từ xưa đến nay. Đu đủ khi còn xanh có chứa nhựa có chất enzim làm co thắt tử cung làm sảy thai
-
Rau ngót
Thực sự với thời tiết hè oi ả, không gì tuyệt hơn là bát canh rau ngót với cua. Nhưng khi đang mang bầu, nó là một loại rau tử thần
-
Các loại rau củ đã mọc mầm và khoai tây
-
Các món ăn sống/ gỏi cá/ cá nuôi không đảm bảo vệ sinh và cá ngừ đóng hộp mỗi tuần do chứa lượng thuỷ ngân cao
-
Gan
Gan rất nhiều vitamin A nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe của bé
-
Trứng sống hoặc trứng tái: Có nguy cơ cao nhiễm khuẩn salmonella
Ngoài ra, các loại hoa quả nóng như: nhãn, vải… các mẹ cũng nên tránh trong thời gian mang thai
Kiến thức:Chế độ ăn cho trẻ sơ sinh và những điều bố mẹ cần biết
4. Kết hợp các cách sau để bà mẹ tăng cân đúng chuẩn
Cân nặng của mẹ sẽ thay đổi theo từng thời điểm mang bầu, làm sao để tránh tình trạng béo phì quá mức, làm sao để tăng cân đúng chuẩn vừa an toàn bừa đảm bảo dưỡng chất cho con?
4.1 Chế độ tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý
Luyện tập vừa phải, nghỉ ngơi hợp lý là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất.
Mẹ nên chọn các hoạt động nhẹ nhàng như: đi bộ, bơi.. giúp kích thích tuần hoàn máu, cải thiện tiêu hoá, luyện tập cơ tay, nhưng phải hỏi ý kiến bác sĩ. Các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ tránh khỏi các hiện tượng như: chuột rút, đau lưng … trong khi mang thai.
Mẹ nên đi ngủ sớm, hạn chế sử dụng các thiết bị di động trước khi ngủ để cho con sức khoẻ tốt.
4.2 Hạn chế chất béo, tăng cường đồ luộc, hấp
Mẹ nên tránh các loại đồ ăn qua chiên rán, nhiều dầu mỡ. Nên ăn các loại giàu protein, cá, trứng, sữa…và một số chất béo tạo thành não cho trẻ và đường, tinh bột mang lại năng lượng cho mẹ
Các đồ luộc, hấp sẽ giúp mẹ tăng cân an toàn hơn như: ngô, khoai….
4.3 Nhai kĩ no lâu
Ông cha hay nói” nhai kĩ no lâu, ăn chắc mặc bền”, thế nên là khi có em bé mẹ nhớ nhai chậm rãi kỹ càng, các chất mẹ ăn vào có thể hoạt động tốt hơn nhé
4.4 Đừng bỏ qua tầm quan trọng của bữa sáng
Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày cho tất cả mọi người, mẹ có thể ăn bún, phở , khoai… các chất tinh bột ít đường sẽ thoải mái hơn
4.5 Chia thành nhiều bữa phụ nhưng không có nghĩa tăng đồ ăn vặt
Bữa ăn phụ là bữa ăn bổ sung cho bữa chính, nhưng chúng ta không được ăn nhiều đồ ăn vặt quá mức, tránh trường hợp mẹ chỉ xèm ăn bữa phụ mà không còn hứng thú bữa chính
4.6 Sử dụng nhiều khẩu phần ăn
Nếu trong quá trình ăn, mẹ bầu có thể chia thành nhiều khẩu phần ăn ra, tránh ăn cùng một lúc nhưng lại không hấp thụ được dưỡng chất gì. Bữa chính là bữa bổ sung chất dinh dưỡng và quan trọng nên sẽ có những chất mẹ bầu ăn không quen, vì vậy chia nhỏ ra cũng là ý hay.
4.7 Bỏ suy nghĩ cần ăn cho cả 2
Từ thời xưa, ông bà ta luôn cho rằng khi người phụ nữ mang bầu, người phụ nữ cần ăn thật nhiều, ăn gấp đôi khẩu phần ăn bình thường. Người ta cho rằng mẹ ăn cũng là con ăn, mẹ có ăn nhiều thì con mới no mới khoẻ, nhưng quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Nhiều phụ nữ khi mang thai do không hiểu được bản chất của vấn đề, nên xảy ra tình trạng mẹ thừa cân con thiếu ký.
Trong khi đó, béo phì có nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ như: tiểu đường, tiền sản giật… trong thời kỳ mang thai.
Chính vì vậy thay vì ăn nhiều, mẹ hãy ăn đúng cách, ăn lành mạnh… để mẹ vừa tăng cân đúng mức, con vừa hấp thụ được chất dinh dưỡng phát triển cơ thể khỏe mạnh.
5. Kết luận
Tôi luôn cầu mong rằng: cầu mong cho mỗi một thai nhi trên đời này khi sinh đều khỏe mạnh, đáng yêu; mong cho mỗi bà mẹ sau khi đọc xong sẽ có thêm kiến thức để hiểu hơn về chăm con. Mong cho mỗi bà mẹ đều hạnh phúc khi là một người mẹ.