Những dấu hiệu thai lưu mẹ bầu cần lưu ý

Những dấu hiệu thai lưu mẹ bầu cần lưu ý

Mục lục chính

    Những dấu hiệu thai lưu mẹ bầu cần lưu ý

     

        Cùng với nỗi đau sảy thai thì thai chết lưu chính là nỗi đau lớn nhất mà người làm mẹ phải trải qua. Người ta thường nói hạnh phúc của phụ nữ là làm mẹ, nhưng nỗi đau của người làm mẹ lại là không được đón con của mình chào đời. Hiện tượng thai lưu không phổ biến như sảy thai, nhưng nó cũng không phải là hiếm. Mẹ cần phải tìm hiểu thật kỹ những nguyên nhân, dấu hiệu… nào gây ra hiện tượng thai chết lưu để tránh gặp phải thì bài viết sau đây Rivucota sẽ giúp các mẹ tìm hiểu rõ.

    1.  Thai lưu chết là gì?

    Thai chết lưu là em bé chết trong bụng mẹ từ tuần thứ 20 trở lên, phần lớn thai chết lưu trong 3 tháng cuối kỳ.

    Thông thường các em bé sẽ chết ở thai kỳ cuối, còn có một số trường hợp đặc biệt em bé sẽ chết ở giai đoạn chuyển dạ hoặc sinh nở.

    2. Nguyên nhân gây ra thai chết lưu?

         Thai chết lưu thực ra có rất nhiều nguyên nhân, có những trường hợp tìm được và cũng có những trường hợp thai lưu không rõ nguyên nhân

    2.1 Nguyên nhân từ mẹ

     

    -  Mẹ mắc bệnh mãn tính, mẹ có những bệnh như: tiểu đường, suy thận, bệnh tim, huyết áp cao…  là những bệnh có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.

    -  Trường hợp mẹ mắc bệnh nhiễm trùng như sốt rét, nhiễm vi khuẩn, giang mai… cơ thể của mẹ lây lan sang con ảnh hưởng đến sự phát triển.

    -  Mẹ bầu mắc hội chứng antiphospholipid , virus Rubella

    -  Mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển  làm cho quá trình nuôi dưỡng thai kém phát triển.

    -  Những người mẹ có chế độ ăn uống không định dưỡng hoặc do tại nạn, lao động vất vả….

    -  Những người mẹ quá cao tuổi (40 tuổi trở lên) sẽ có xác xuất cao tai biến trứng cao trong thai kỳ, ở -  tuổi này thai nhi khó phát triển hơn so với những bà mẹ ít tuổi, có nghiên cứu cho rằng mẹ mang thai khi 40 tuổi trở lên thì nguy cơ thai chết lưu cao gấp 5 lần so với những bà mẹ bình thường.

    - ….

    2.2 Từ thai nhi

    -   Những nguyên nhân xuất phát từ thai nhi thông thường mẹ không kiểm soát mà phải thông qua bác sỹ và nếu có nguy cơ bác sĩ sẽ thông báo tới cho mẹ.    

    -   Khi  thai nhi có cấu trúc nhiễm sắc thể bị rối loạn, rối loạn nhiễm sắc thể trong trứng và tinh trùng của bố mẹ, gây nên tình trạng lưu thai.                             

    -  Dị tật thai nhi: tình trạng não úng thuỷ, dây rốn quanh cổ, chèn ép…                                                              -   Sự khác biệt giữa nhóm máu mẹ và nhóm máu con: sự bất đồng của nhóm máu mẹ và con do yếu tố RH, dẫn đến thai dễ bị chết lưu và những lần thai tiếp theo

    -  Thai quá tháng: Thai đã đến 40 tuần thai nhưng mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ , lúc này thai đã bị lão hoá thai không thể hấp thụ được dinh dưỡng và không khí từ người mẹ. Điều này rất nguy hiểm cho thai nhi, nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng thai lưu.

    -  Với những trường hợp mẹ mang song thai hoặc hơn thì mẹ cần khám sức khỏe hơn, trong nhiều trường hợp không may thai có sẽ chết khi máu truyền cho nhau thai.

     

    2.3 Một số yếu tố khác:

    -  Dây rốn của bé thắt nút, quấn quanh cơ thể

    -  Nước ối của mẹ bị đa ối cấp tính hay mạn tính

    …..

     

    3. Những dấu hiệu cho thấy thai chết lưu?

        Thai nhi chết lưu là một điều không ai muốn, đó là nỗi đau của mọi người, nhất là đối với những người làm mẹ. Tuy nhiên thai lưu cũng có thể xảy ra, vì vậy mẹ cần phải biết các dấu hiệu đây:

    3.1 Thai nhi giảm dần chuyển động 

    Chuyển động của thai nhi là dấu hiệu cơ bản nhất để mẹ biết thai nhi có khỏe mạnh hay không. Thông thường từ tuần 18 - 20 mẹ có thể cảm nhận rõ sự chuyển động của thai nhi, và một ngày nào đó bạn cảm nhận rõ thai nhi chuyển động ít hơn, yếu dần đi thì bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn và hỗ trợ vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm cho bé. 

    3.2  Do rò rỉ nước ối

    Trong quá trình mang thai nếu mẹ nhận thấy âm đạo của mình chảy ra chất lỏng thì phải liên hệ bác sĩ , vì đây có thể là dấu hiệu sắp bị vỡ nước ối của mẹ hoặc dấu hiệu của thai nhi bị nhiễm trùng trong tử cung của mẹ, nguy hiểm nhất là thai nhi đã chết lưu.

    3.3  Tiết dịch âm đạo bất thường

    Nếu mẹ để ý thấy rằng tiết dịch âm dạo của mình bất thường, có màu lạ, mùi lạ hơn thì đây có lẽ là dấu hiệu trứng bị nhiễm trùng trong tử cung cũng có thể là duy yếu màng ối, dẫn đến nước ối của mẹ bị vỡ ra. Đây cũng là nguyên nhân khiến thai nhi mất đi sự sống khi còn trong bụng mẹ.

    3.4  Bụng co cứng, nặng nề không có dấu hiệu to ra

    Các mẹ cũng nên lưu ý điểm này, khi phát hiện bụng mình có dấu hiệu trên thì phải gặp bác sĩ ngay lập tức.

     

    4. Nên làm gì khi biết thai chết lưu?

      Thai lưu là một điều không ai muốn xảy ra, khi biết mình bị thai lưu mẹ bầu hãy làm một số việc sau:

    4.1 Xác định nguyên nhân

    Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến thai chết lưu rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lần mang thai sau này của mẹ. Để muốn biết điều này được chính xác hơn, mẹ bầu nên đến bác sĩ để làm rõ nguyên nhân. Việc khám nghiệm tử thi cho bé để xác định rõ nguyên nhân cũng là một điều rất cần thiết, nhưng ở Việt Nam các ông bé bà mẹ thường sẽ không làm cách này vì họ muốn con họ được bảo toàn cơ thể và nhiều lý do khác nhau.

    4.2  Lấy lại sức khỏe 

    Sau khi tiến hành phẫu thuật thai lưu, sản phụ cần một thời gian để phục hồi lại sức khỏe của bản thân, thông thường sẽ là 2 tháng. Mẹ bầu hãy cố gắng ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để nhanh chóng lấy lại sức khỏe cho lần sinh sản tiếp.

    4.3  Giữ vững tinh thần 

    Hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ đó chính là thiên chức làm mẹ. Việc bạn bị thai lưu, đó chính là nỗi đau mất mát lớn nhất, để vượt qua thời kỳ này nhiều bà mẹ chỉ cần 2-5 tháng, có nhiều bà mẹ cũng phải vài năm, thậm chí là ám ảnh tâm lý cả đời. Bà mẹ luôn tự trách, tự dằn vặt bản thân là bản thân không chăm sóc con tốt nên dẫn đến chuyện này.

    Rất nhiều bà mẹ khi chịu nỗi đau này đã lâm vào tình trạng trầm cảm, sợ tiếp xúc người khác, mất phương hướng cuộc sống… ngay lúc này bạn phải tìm gặp bác sĩ tâm lý để đưa ra giải pháp tốt nhất cho bạn. Chồng và người thân trong gia đình cũng nên đặc biệt chú ý đến các bà mẹ trong giai đoạn này , tránh trường hợp các bà mẹ tự tử.

     

    5. Có thể mang thai khỏe mạnh nếu trước đó mang thai chết lưu không ?

        Việc đã từng bị thai chết lưu ảnh hưởng rất lớn không những về cơ thể của thai phụ mà còn ảnh hưởng tới tinh thần nghiêm trọng của một người mẹ. 

    Một cú sốc vô cùng lớn về tâm lý và có thể gây ra các vấn đề tâm lý nghiêm trọng như trầm cảm hay chứng rối loạn hoảng sợ. Nó như một vết cắt mãi không thể lành trong trái tim của người mẹ, đồng thời cũng như gia đình, và cái vết đứt này sẽ làm người mẹ lo lắng hơn vào những lần có thai tiếp theo gây ra nhiều ảnh hưởng tâm lý không mong muốn dành cho bản thân người mẹ và thai nhi ở trong bụng mẹ.

    Một số người rơi vào trạng thái dằn vặt bản thân và ám ảnh. 

    Theo nghiên cứu trong 200 mẹ bầu thì có 1 trong số đó là thai chết lưu. Nhưng tin vui đó là các mẹ bầu đều có thể sinh con khoẻ mạnh ở các lần sinh con tới. Theo thống kê thì cơ hội mang thai và sinh con khỏe mạnh sau khi có thai chết lưu là 90% .

    Nếu như thai chết lưu do sự bất thường về nhiễm sắc thể hoặc có thể là dây rốn thì tỷ lệ xảy ra trường hợp này tiếp tục là rất thấp.

    Còn nếu trường hợp bố hoặc mẹ mang một căn bệnh mãn tính,hoặc di truyền thì xác suất là có thể xảy ra trường hợp này.

    6. Biện pháp để ngăn ngừa thai chết lưu là gì?

    6.1 Trước thai kỳ

    • Khi chị em có ý định mang thai, chị em mình nên đi khám sức khỏe toàn diện để kịp thời phát hiện những yếu tố của mẹ có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự an toàn của thai nhi.

    • Nếu như phát hiện mình mặc một số bệnh như cao huyết áp, động kinh… mà vẫn muốn có con thì phải có sự theo dõi sát sao của bác sĩ từ lúc có ý định mang thai đến khi thai được ra đời để tránh những điều không may.

    • Thường xuyên bổ sung các vitamin, các dưỡng chất…. 

    6.2  Trong thai kỳ

    • Ăn uống đủ chất, bổ sung các chất dinh dưỡng

    • Từ bỏ các chất kích thích, ma tuý……

    • Thường xuyên khám thai định kỳ, đảm bảo chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học

    • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc

            Để đảm bảo sự phát triển an toàn của thai nhi ngoài việc giữ chế độ ăn uống dinh dưỡng hằng ngày thì tư thế nằm ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi.
     

    Xem thêm: Các loại thịt tốt cho bà bầu

    Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí khoa sản phụ của Anh chỉ ra rằng: nếu các sản phụ không nằm tư thế nằm nghiêng trong 3 tháng cuối thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ chết lưu cao gấp 2-3 lần so với bình thường. Kết quả được tiến hành hơn 1000 phụ nữ mang thai, các nhà khoa học ở Anh chỉ ra rằng nếu 225 trường hợp mang thai, thì sẽ có 1 sản phụ bị thai chết lưu. Điều đó cho thấy rằng, nếu như các sản phụ không nằm ngủ nghiêng trong giai đoạn cuối thai kỳ thì sẽ có khoảng 130 đứa trẻ mất đi cơ hội sống. Các chuyên gia còn cho rằng, mẹ nên nằm ngủ nghiêng trong bất kỳ trường hợp nào vì khi mẹ nằm ngửa sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu tới thai nhi, điều đó sẽ dẫn đến thai dễ bị chết lưu hơn.

     

         Thai lưu là một điều không ai muốn, nhất là đối với những bậc làm cha làm mẹ. Trước khi mang thai, mỗi chúng ta hãy chuẩn bị những kiến thức thật tốt để tránh những nỗi đau như thế này. Hy vọng, ai trong mỗi chúng ta cũng sẽ có niềm hạnh phúc khi được làm mẹ.