Học bằng lái xe bằng C có khó không? Những điều bạn cần biết về loại bằng này năm 2021 - 2022

Học bằng lái xe bằng C có khó không? Những điều bạn cần biết về loại bằng này năm 2021 - 2022

Mục lục chính

    Học bằng lái xe bằng C - Những điều bạn cần biết về loại bằng này năm 2021 - 2022

    Bên cạnh bằng lái xe hạng B1, B2 đã khá phổ biến với tất cả mọi người thì bằng lái xe hạng C cũng là một trong những loại giấy phép được khá nhiều người quan tâm. Nhằm đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người, bài viết "Học bằng lái xe bằng C - Tất cả những điều bạn cần biết" của Rivucota chắc chắn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích nếu bạn quyết định học loại bằng này.

    1. Bằng lái xe ô tô hạng C là gì?

    Bằng lái xe ô tô hạng C được dùng để cấp cho những cá nhân điều khiển các loại xe có tải trọng lớn được quy định tại khoản 8 điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

    • Bằng lái xe hạng C được phép điều khiển ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có tải trọng thiết kế lên tới 3500kg

    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3500kg trở lên

    • Xe ô tô trên 9 chỗ ngồi, các loại xe kinh doanh vận tải,...

    • Ngoài ra, bằng lái xe C còn được điều khiển tất cả các loại phương tiện được quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2

    Lưu ý rằng, bằng lái xe C không được dùng để điều khiển các loại phương tiện có 16 chỗ ngồi trở lên hay các loại xe container, xe mini van

    Giấy phép lái xe hạng C có thời hạn 5 năm kể từ ngày cấp, sau thời hạn trên, bạn phải làm thủ tục để được gia hạn thêm cho loại bằng này. Độ tuổi tối đa của giấy phép lái xe hạng C là 60 tuổi, khi đến độ tuổi này, cá nhân sẽ không được quyền đăng ký học và thi cấp bằng lái xe C.

    Ngoài ra, bằng lái xe hạng C có thể nâng lên những hạng sau:

    • Nâng hạng từ C lên D nếu thời gian hành nghề tối thiểu 3 năm và 50.000km lái xe an toàn

    • Nâng hạng từ C lên FC nếu có thời gian hành nghề là từ 3 năm trở lên và tối thiểu 50.000km lái xe an toàn

    • Nâng hạng từ C lên E nếu có thời gian hành nghề là từ 5 năm trở lên và tối thiểu 100.000km lái xe an toàn

    2. Học và thi lý thuyết bằng lái xe ô tô C có khó không?

    Chương trình học và thi của bằng lái xe hạng C không có quá nhiều sự khác biệt so với những hạng mục thi bằng lái xe khác

    • Về lý thuyết: khi đăng ký học tại trung tâm, bạn sẽ được cung cấp một bộ đề lý thuyết gồm 450 câu hỏi cùng những mẹo học vô cùng đơn giản nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề này

    • Về thực hành: Bạn sẽ được dạy kèm theo hình thức 1 thầy 1 trò. Trong quá trình học, giáo viên sẽ hướng dẫn một cách cụ thể các chương trình, các bước để hoàn thành bài thi một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn sẽ được chia sẻ những kinh nghiệm hay các mẹo trong phần thi này để đạt kết quả cao nhất

    Vậy nên, việc của bạn cần làm đó là lựa chọn một trung tâm đào tạo lái xe uy tín để có được những hỗ trợ cần thiết từ giáo viên cũng như từ trung tâm.

    3. Bằng lái xe hạng  C và B1, B2 có gì khác biệt?

    Bằng lái xe hạng C, B1 và B2 đều là ba loại giấy phép ô tô đã quá phổ biến với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người lái xe tự do hoặc được phép hành nghề lái xe. Tuy nhiên, ít ai có thể phân biệt rõ ràng được ba loại giấy phép này.

    • Về độ tuổi được phép đăng ký học và thi cấp bằng lái:

    • Bằng lái xe B1 và B2 cho phép những công dân là người Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên được đăng ký học và thi sát hạch

    • Bằng lái xe C vì độ khó cao hơn trong quá trình thi vậy nên yêu cầu công dân là người Việt Nam phải đủ 21 tuổi trở lên mới được đăng ký học và thi sát hạch

    • Về phương tiện được điều khiển:

    • Bằng lái xe B1 được chia làm hai loại giấy phép là B11 và B12. Bằng lái xe B11 được phép điều khiển xe số sàn, bằng lái xe B12 được phép điều khiển xe số tự động. Bằng lái xe B1 không được dùng để hành nghề lái xe

    • Bằng lái xe B2 được phép điều khiển cả xe số sàn và xe số tự động, xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi, xe có trọng tải thiết kế dưới 3500kg. Bằng lái xe B2 được phép hành nghề lái xe.

    • Bằng lái xe hạng C được phép điều khiển các loại xe hạng nặng, cụ thể là ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế trên 3500kg và các loại xe được quy định cho bằng lái xe B1 và B2. Bằng lái xe C cho phép cá nhân sở hữu hành nghề lái xe.

    • Về thời hạn sử dụng của giấy phép lái xe:

    • Bằng lái xe B1 có giá trị sử dụng đối với nữ đủ 55 tuổi và đối với nam đủ 60 tuổi. Trường hợp nữ trên 45 tuổi và nam trên 50 tuổi thì loại bằng này có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp.

    • Bằng lái xe B2 có giá trị sử dụng là 10 năm kể từ ngày cấp

    • Bằng lái xe C có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp

    Sau thời gian trên, nếu cá nhân nào sở hữu bằng lái xe muốn tiếp tục sử dụng thì phải làm hồ sơ xin gia hạn thêm thời gian

    • Về thời gian học và thi sát hạch:

    • Bằng lái xe B1: Thời gian học tối thiểu 3 tháng trong đó lý thuyết học 136 giờ và thực hành học 420 giờ.

    • Bằng lái xe B2: Thời gian học tối thiểu 3 - 3.5 tháng trong đó 168 giờ học lý thuyết và 420 giờ học thực hành

    • Bằng lái xe C: Thời gian học tối thiểu 6 tháng trong đó 168 giờ học lý thuyết và 752 giờ học thực hành

    • Về điều kiện để xin cấp bằng lái xe:

    4. Bằng lái xe hạng C chạy được những loại xe nào?

    Theo quy định tại khoản 8 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe C áp dụng được cho các phương tiện như:

    • Ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi, bao gồm chỗ ngồi của cả tài xế

    • Ô tô tải, ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế tối thiểu là 3500kg trở lên

    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế tối thiểu 3500kg

    • Ngoài ra, cá nhân sở hữu giấy phép lái xe C còn được phép điều khiển các loại phương tiện quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và B2.

    5. Thời hạn cấp bằng lái xe C là bao lâu?

    Hiện nay, theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, thời gian học và thi tối thiểu để được cấp bằng lái xe C tối thiểu là 6 tháng. Và cũng như các loại bằng khác, nếu bạn đáp ứng đủ các điều kiện mà trung tâm đã quy định và đủ điểm đỗ để cấp bằng, thì thời gian chờ lấy bằng sẽ kéo dài từ 7 - 14 ngày.

    Và theo quy định, bằng lái xe hạng C có thời hạn sử dụng ngắn hơn so với bằng lái xe B1, B2 là 5 năm. Sau thời gian 5 năm kể từ ngày cấp, bạn phải làm hồ sơ xin gia hạn thêm thời gian để tiếp tục sử dụng.

    6. Bằng lái xe hạng  C có thể nâng lên hạng gì?

    Bằng lái xe hạng C có thể nâng lên hạng D, FC hoặc E nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

    Bằng lái xe C nâng lên hạng D:

    • Thời gian hành nghề lái xe tối thiểu 3 năm 

    • Số ki-lô-mét an toàn cần phải đạt là 50.000km trở lên 

    Bằng lái xe C nâng lên hạng FC:

    • Thời gian hành nghề lái xe tối thiểu 3 năm

    • Số ki-lô-mét an toàn phải đạt được là 50.000km trở lên

    Bằng lái xe C nâng lên hạng E:

    • Thời gian hành nghề lái xe tối thiểu là 5 năm

    • Số ki-lô-mét an toàn cần phải đạt là 100.000km trở lên

    Hy vọng rằng bài viết ngày hôm nay đã cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về bằng lái xe hạng C đồng thời giúp bạn phân biệt được sự khác nhau giữa ba loại giấy phép lái xe đang phổ biến nhất hiện nay đó là bằng B1, B2 và C để có thể xác định được nhu cầu sử dụng của mình.

    7: Những yêu cầu đối với người học bằng lái xe hạng C

    Những yêu cầu mà bạn cần nắm để trong quá trình đăng ký học bằng lái xe hạng C như sau:

    • Cá nhân đăng ký học bằng lái xe hạng C cần phải đảm bảo đủ 21 tuổi trở lên tính đến ngày thi sát hạch. Cá nhân là công dân đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam

    • Phải đảm bảo đủ sức khỏe theo quy định, phải có giấy khám sức khỏe được cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong 3 tháng gần nhất. Đặc biệt, người mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị trên 7 độ, loạn thị trên 4 độ, người bị quáng gà, loạn sắc hoặc những người mắc các bệnh về tai, tim mạch, dị tật ở tay chân,...sẽ không đủ điều kiện để đăng ký học bằng lái xe hạng C. Bên cạnh đó, những người có cân nặng dưới 46kg và chiều cao dưới 1m50 cũng sẽ không được đăng ký học và thi lấy bằng lái xe C

    • Hoàn thành đầy đủ hồ sơ như đã quy định của trung tâm

    • Phải đảm bảo giấy tờ cá nhân là hợp pháp và còn thời hạn sử dụng

      Có thể bạn quan tâm: Bằng lái xe ô tô và những điều bạn cần biết 2021

    8: Thời gian học và thi sát hạch bằng lái xe hạng C 

    Theo quy định, thời gian học và thi bằng lái xe hạng C tối thiểu 5 tháng, tùy thuộc vào trung tâm bạn đăng ký thì thời gian này có thể kéo dài thêm từ 1-2 tháng. Trong đó bao gồm thời gian học lý thuyết là 48 giờ và thời gian học thực hành lái xe là 224 giờ

    Ngoài ra, cũng như các loại bằng khác, thời gian chờ nhận bằng là khoảng từ 7 - 14 ngày nếu bạn đủ điều kiện để cấp bằng theo quy định của trung tâm

    9: Kinh nghiệm khi học bằng lái xe ô tô hạng C

    • Toàn bộ kiến thức về lý thuyết và thực hành sẽ được áp dụng trong quá trình bạ tham gia lưu thông trên thực tế. Vậy nên bạn cần phải anmws vững những kiến thức mà đã được trung tâm đào tạo. Đặc biệt là những kiến thức có trong bộ đề 450 câu hỏi về luật giao thông đường bộ. Sau khi học xong lý thuyết, bạn hãy thực hành một số bài thi thử đã được cung cấp. Hiện nay thì nhiều trung tâm cũng đã cung cấp đề thi trên các trang mạng, bạn chỉ cần lên các trang đó tìm kiếm và tiến hành thi thử nhiều lần, thật nhuần nhuyễn là bạn đã có thể nắm chắc chắn lý thuyết phần này.

    • Tham gia khóa học bằng lái xe với một tâm lý thoải mái, không nên đặt nặng quá nhiều vào vấn đề thi cử. Khi tinh thần bạn thoải mái thì kiến thức nạp vào sẽ dễ dàng hơn. Tâm lý căng thẳng chỉ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản trong quá trình học và thi, xử lý không tốt các tình huống bất ngờ xảy ra trên sa hình khi học cũng như khi thi sát hạch

    • Trong quá trình học, bạn cần phải chú ý và tập trung bởi trong quá trình học giáo viên hướng dẫn sẽ chia sẻ cho bạn những mẹo học lý thuyết hay mẹo thi thực hành, nếu bạn không chú ý bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội hoàn thành tốt bài thi của mình.

    10: Hồ sơ cần để học bằng lái xe hạng C 

    Một số loại giấy tờ bạn cần chuẩn bị khi quyết định học bằng lái xe hạng C như sau:

    • Đơn đề nghị học và thi sát hạch giấy phép lái xe hạng C theo mẫu của trung tâm bạn đăng ký

    • Bản sao CMND/CCCD còn thời hạn sử dụng

    • giấy khám sức khỏe

    • 12 ảnh thẻ 3x4

    • Chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo đối với người dự thi sát hạch cấp giấy phép lái xe hạng C

    Trên đây mà những thông tin cần thiết giúp bạn học và thi sát hạch bằng lái xe hạng C. Bài viết Học bằng lái xe bằng C - Tất cả những điều bạn cần biết hi vọng đã chia sẻ được những thông tin bổ ích về bằng lái xe hạng C. Chúc bạn đạt kết quả trong kỳ thi cấp giấy phép.
     

    11. Chi phí thi và học bằng lái xe C ?

    Chi phí để có bằng lái xe C phụ thuộc vào việc bạn chỉ cần thi hay cần cả thi và học. Nếu chỉ cần thì chi phí sẽ giảm đi đáng kể. Mọi chi phí đều đã được niêm yết theo quy định nhà nước, mọi người không nên liên hệ đến những cá nhân tư vấn về bằng lái xe để tránh bị đội thêm chi phí. 

    Hiện nay Rivucota đang liên kết với 4 trung tâm dạy và cấp bằng lái xe lớn nhất Hà Nội

    Để được giải đáp một cách chi tiết  và cụ thể hơn mời bạn để lại thông tin tại đây: https://bitly.com.vn/pbou7a , hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại (zalo) 0397.042.359 để được hỗ trợ trực tiếp.

    12. Đăng kí thi và học bằng lái xe C ở đâu?

    Hiện nay có rất nhiều điểm học và thi bằng lái xe ô tô trên địa bàn Hà Nội. Nếu bạn có nhu cầu cần tìm hiểu vui lòng điền vào form dưới đây để Rivucota hỗ trợ bạn địa điểm học và thi gần bạn nhất nhé: https://bitly.com.vn/pbou7a

     

    Trên đây là một số thông tin hữu ích mà bạn cần phải nắm để chuẩn bị cho bài thi của mình. Bài viết Học bằng lái xe B1 - Những điều bạn cần biết mong rằng đã đem đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết. Chúc bạn thực hiện tốt bài thi của mình!

    Tìm hiểu những kiến thức khác về bằng lái xe tại đây

    13. Hướng dẫn từng bước học bằng lái xe C

    Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể mà bạn cần phải nắm vững để hoàn thành tốt phần thi sa hình của mình.

    13.1: Cần chuẩn bị gì trước khi tập lái xe?

    Nhiều bạn nghĩ rằng học và thi bằng lái xe sẽ rất khó khăn vì vậy luôn mang cho mình một tâm lý căng thẳng khi đăng ký tham gia khóa học. Tuy nhiên, bạn cần phải để một tâm lý thoải mái và dễ chịu nhất thì mới có thể tiếp thu được những kiến thức một cách dễ dàng.

    Bên cạnh đó, bạn còn cần phải chuẩn bị một tâm lý vững vàng trước khi tập để ứng phó và giải quyết các tình huống bất ngờ trên trường thi

    13.2: Thực hành lái ô tô từ điểm xuất phát 

    Yêu cầu của phần thi này:

    • Khi lên xe nhớ kiểm tra kỹ gương chiếu hậu, phanh xe, ghế ngồi sao cho thoải mái nhất trong khi thi

    • Cài dây an toàn trong suốt quá trình thi

    • Trước khi xuất phát, bật đèn xi nhan bên trái

    • Khi đèn xanh trên xe đã tắt, xe đã bắt đầu di chuyển qua vạch xuất phát 5m, bạn phải lưu ý tắt xi nhan trái đi

    • Động cơ tốc độ xe không được vượt quá 4000 vòng/phút

    Hướng dẫn thực hiện phần thi lái ô tô từ điểm xuất phát:

    • Xe dừng trước vạch xuất phát, nổ máy, vào số 1, đồng thời bật xi nhan trái

    • Khi nghe thấy hiệu lệnh xuất phát, tắt xi nhan trái, cho xe bắt đầu di chuyển

    • Từ khi có tín hiệu sẽ bị tính thời gian thi thực hành, nếu quá 30 giây không qua vạch xuất phát thì sẽ bị loại

    13.3: Hướng dẫn dừng, đậu xe

    Ghép xe ngang vào nơi đỗ - Đỗ xe song song được thực hiện như sau:

    Bước 1: Điều khiển xe vào cửa hình nơi đỗ xe ghép ngang

    • Điều khiển xe sao cho thân xe song song với lề vỉa hè, dọc theo cửa hình nơi đỗ xe cách nhau khoảng 20-25cm 

    • Chọn điểm chuẩn trên xe và điểm đỗ xe

    Bước 2: Lùi xe vào nơi đỗ ghép ngang

    • Điều khiển xe thật chậm, đánh hết lái sang phải, quan sát gương chiếu hậu bên trái

    • Khi nhìn thấy góc vuông chữ A và vạch giới hạn phía sau, bên phải nơi đỗ xe thì dừng lại

    • Trả thẳng tay lái

    Bước 3: Di chuyển xe vào nơi đỗ

    • Giữ thẳng tay lái, tiếp tục lùi xe chậm và quan sát kính chiếu hậu bên trái

    • Khi bánh sau bên trái chạm vạch giới hạn dọc của cửa hình từ 10 - 20cm thì dừng lại

    • Bước 4: Ghép xe vào nơi đỗ

    • Đánh hết lái sang trái, lùi xe thật chậm.

    • Quan sát gương chiếu hậu bên phải , nhìn khoảng cách chéo giữ vạch giới hạn dọc với bánh xe

    • Tiếp tục lùi xe thật chậm, trả dần tay lái, để bánh xe song song với vạch giới hạn, khoảng cách từ 15 - 25cm

    • Trả thẳng tay lái, tiếp tục lùi thẳng

    • Đi chậm cho đến khi nhận được tín hiệu kết thúc bài thi thì dừng xe

    Bước 5: Kết thúc

    • Tiến xe thẳng thật chậm, đánh hết lái sang trái để đưa xe ra khỏi nơi đỗ ghép ngang

    • Kết thúc phần thi và chuyển sang bài thi tiếp theo

    13.4: Xuất phát xe, dừng và khởi hành ngang dốc

    Một số yêu cầu của phần thi này:

    • Khoảng cách từ hình chiếu thanh cản phía trước của xe dưới mặt đường với vạch dừng không được vượt quá 50cm

    • Không được để xe chết máy

    • Thời gian xe dừng cho tới khi leo dốc không vượt quá 30 giây

    • Tốc độ động cơ xe tối đa là 4000 vòng/phút

    Hướng dẫn xuất phát xe, dừng và khởi hành ngang dốc:

    • Khi xe di chuyển đến gần vị trí dừng thì bạn phải kéo côn và phanh chân để cho xe dừng lại trước vạch, Không bị đè vạch

    • Khi xe muốn dừng lại trên dốc, phải kéo hết phanh tay để xe dừng lại

    • Ga tăng dần lên sao cho tốc độ động cơ lên 2000 vòng/phút

    • Từ từ nhả côn cho tới khi cảm nhận được cần số hoặc tay lái rung lên thì giữ nguyên vị trí như vậy

    13.5: Hướng dẫn qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc

    Một số lưu ý bạn cần phải nắm để tránh mất điểm trong phần thi này:

    • Thực hiện đúng phạm vi bài thi của mình, sai sân thi thì sẽ bị đánh trượt ngay lập tức

    • Không được để bánh xe đè lên vạch giới hạn của hình sát hạch

    • Thời gian thực hiện tối đa là 2 phút, quá thời gian thì sẽ bị trừ điểm

    • Tốc độ động cơ xe tối đa 4000 vòng/phút

    • Bánh xe trước và bánh xe sau phía bên lái phụ của xe phải đi quan vùng giới hạn của vệt bánh xe trên mặt đường

    Hướng dẫn qua vệt bánh xe và đường hẹp vuông góc:

    • Qua vệt bánh xe: Xác định khoảng cách trước một thân xe ô tô, xác định điểm chuẩn trên xe ô tô và dưới mặt đường. Để xác định điểm chuẩn trên xe, từ vị trí ghế lái tới đường tưởng tượng vệt bánh xe bên phải, dóng thẳng lên trên đầu xe ô tô. Xác định được hai điểm này sẽ giúp bạn điều khiển được toàn bộ các bánh xe ô tô bên phải đi được qua vệt bánh xe theo quy định.

    • Lái xe qua đường hẹp vuông góc: Tại đường vuông góc thứ nhất, bạn lái xe đến góc vuông thẳng gương bên trái thì đánh tay lái thật nhanh sang bên phải. Tại góc vuông thứ hai, lái xe đến góc vuông bên phải thì đánh lái thật nhanh rồi trả lái cho xe đi thẳng. Khi đi qua góc vuông thứ hai, bật xi nhan phải rồi lái thẳng tới phần thi tiếp theo.

    13.6: Mẹo: Thi sa hình bằng lái C đạt điểm tuyệt đối mới nhất năm 2021

    • Phần thi xuất phát: Đối với phần thi này, bạn nên chuẩn bị tâm lý vững vàng và tự tin vì bài thi đầu tiên thường sẽ làm mọi người lo lắng. Tập trung và lắng nghe hiệu lệnh một cách cẩn thận để xuất phát

    • Phần thi dừng xe nhường đường cho người đi bộ: Ước lượng khoảng cách từ xe đến vạch đỏ trên vỉa ba toa khoảng 20cm thì dừng lại. Tránh để xe chết máy khi dừng lại, để xe đi chậm, căn thời gian dừng của xe không quá 30 giây rồi từ từ nhả côn cho xe đi tiếp

    • Phần thi khởi hành xe ngang dốc: Thay vì phanh chân hãy chuyển qua sử dụng phanh tay để cho xe dừng lại, không bị trôi xuống dốc

    • Phần thi lái xe qua vệt bánh và hàng đinh: Khi rẽ phải bạn lưu ý xoay vô lăng và không được phép rời vô lăng, tay phải kéo vành lái hỗ trợ tay trái khi di chuyển xuống điểm dưới vô lăng. Còn khi rẽ trái thì tay phải là tay lái chính, bạn tuyệt đối không được rời vô lăng, tay trái hỗ trợ tương tự như khi rẽ phải.

    • Phần thi đi xe qua đường vuông góc ( chữ Z ): Sau khi đi qua hàng đinh, thấy người ngang với vỉa ba toa vuông góc bên trái thì đánh hết lái sang trái và ngược lại bên phải. Đi từ từ và trả lái

    • Phần thi đi xe qua đường vòng quanh co ( chữ S ): Khi xe vào tới đường chữ S, cho xe bám sát về bên phải, đánh hết lái sang trái và tương tự ngược lại so với lề đường bên trái, cho xe qua nốt nửa vòng cua còn lại là bạn đã hoàn thành phần thi của mình.

    • Phần thi ghép xe vào nơi đỗ theo chiều dọc: Lưu ý khi tiến ra, người phải ra khỏi cửa chuồng, sau đó thì đánh lái sang phải để tránh trường hợp bánh sau chưa ra khỏi cửa chuồng mà đã rẽ thì sẽ bị chạm vạch.

    • Phần thi dừng xe nơi giao nhau với đường sắt: Dừng xe đúng chỗ trước vạch trắng chỗ giao nhau với đường sắt, lưu ý là không được dừng quá 30 giây, nếu không bạn sẽ bị trừ điểm. Dừng xe xong thì từ từ nhả côn cho xe đi tiếp

    • Phần thi tăng tốc, tăng số: Khi nhận thấy biển báo “Tăng số, tăng tốc”, bạn đạp côn, vào số 2, xong nhả côn ra và nhấn ga tiếp. Khi đi qua biển 20 màu xanh, nhả côn và phanh xe cho xe đi chậm lại, lưu ý là không được cắt côn để xe trôi từ từ qua biển 20 màu trắng

    • Phần thi ghép xe vào nơi đỗ theo chiều ngang: Lưu ý là phải lùi xe cho tới khi nghe thấy tín hiệu nhận bài thi. Cho xe thi đúng phạm vi, không thi ở sân của hạng bằng khác. Phải đảm bảo bánh xe không đè lên vạch giới hạn hình sát hạch, nếu không bạn sẽ bị mất điểm của phần thi này.