Tắc tia sữa làm thế nào?
Tắc tia sữa là tình trạng mà rất nhiều các mẹ sau khi sinh gặp phải. Hiện tượng này không chỉ khiến cho các mẹ bỉm đau nhức, mệt mỏi, khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và phát triển của bé. Tắc tia sữa khiến cho bé không thể hấp thu được các dưỡng chất có từ sữa mẹ, vậy nên bài viết Tắc tia sữa làm thế nào? ngày hôm nay Rivucota sẽ chỉ cho mẹ cách khắc phục tình trạng này.
1.Tắc tia sữa là hiện tượng gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị ứ đọng và giữ lại trong các ống dẫn sữa mà không được đẩy ra ngoài. Lúc này ống dẫn bị tắc và hình thành cục sữa dưới tác động của hiện tượng đông kết. Hiện tượng này khiến cho sữa không thể chảy ra ngoài vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc cho con bú. Không những gây nên tình trạng đau đớn ở bầu ngực của mẹ mà còn khiến cho bé không thể hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ, ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển của bé.
Tắc tia sữa cần được phát hiện và điều trị sớm để đảm bảo được sức khỏe của mẹ cũng như không làm gián đoạn quá trình nuôi con bằng sữa của mẹ. Vậy nên các mẹ cần phải lưu ý, khi nhận thấy các dấu hiệu của tắc tia sữa, các mẹ nên nhanh chóng đi khám bác sỹ để có những biện pháp kịp thời.
2.Tắc tia sữa thường xảy ra khi nào?
Thông thường, tình trạng tắc tia sữa sẽ xuất hiện khoảng 2-3 ngày sau khi sinh, bầu vú của mẹ sẽ căng cứng, nặng và cảm giác nóng. Sữa mẹ được tiết ra thành các tia có cảm giác nổi cục gây hiện tượng căng sữa. Nếu không phát hiện và khắc phục sớm, sẽ gây nên tắc tia sữa. Tình trạng nặng hơn có thể khiến mẹ bị sốt, nhiễm trùng,...nên các mẹ cần lưu ý quan sát cơ thể mình để phát hiện tình trạng kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Cách hâm sữa mẹ trữ đông
3.Tắc tia sữa có nguy hiểm không?
Tắc tia sữa là hiện tượng phổ biến ở các mẹ trong giai đoạn đầu sau khi sinh. Nếu phát hiện kịp thời và chữa ngay sau đó khoảng 1-2 ngày thì việc khắc phục rất đơn giản, thời gian chữa khỏi cũng nhanh hơn.
Tuy nhiên, nếu xem nhẹ căn bệnh này, có thể sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ nếu không chữa trị kịp thời có thể sẽ phải đối mặt với các biến chứng như viêm tuyến vú, áp xe vú, viêm xơ tuyến vú mãn tính, viêm mô liên kết và hoại thư vú,...
-
Viêm tuyến vú là tình trạng bầu ngực sưng to, gây nên cảm giác đau nhức trên bầu ngực của mẹ. Khi sờ vào sẽ cảm nhận được nhiều cục cứng, dù có nặn cũng không ra sữa, đầu vú sưng tấy, có khả năng sưng mủ và đau đớn
-
Áp xe vú là tình trạng mưng mủ ở tuyến vú, gây đau tức dữ dội. Tình trạng thường xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa lâu hơn 1 tuần mà không kịp thời chữa trị.
-
Viêm xơ tuyến vú mãn tính: Nguyên nhân do sử dụng kháng sinh kéo dài ở giai đoạn áp xe hoặc tiêm trực tiếp kháng sinh vào tuyến vú, các khối u xơ bắt đầu hình thành và phát triển trong bầu ngực.
-
Viêm mô liên kết: Người bệnh sẽ bị nhiễm trùng và nhiễm độc toàn thân nặng do dịch tiết lẫn mủ của tuyến vú nằm lẫn vào các lớp da.
-
Hoại thư vú là tình trạng tuyến vú căng tròn, chuyển màu vàng nhạt và có thể bị hoại tử, cơ thể nhiễm độc nặng, suy nhược, huyết áp tụt.
Tắc tia sữa sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mất sữa hoàn toàn, bé không có sữa mẹ để bú vậy nên phải chuyển qua dùng sữa công thức hoặc tìm nguồn sữa khác. Sữa mẹ là sản phẩm tốt nhất dành cho bé, nếu bé không thể dùng được rất bất lợi cho quá trình phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ.
Tắc tia sữa khiến cho các mẹ đau đớn dữ dội, tình trạng này kéo dài có thể khiến mẹ bị stress, cơ thể suy nhược, căng thẳng lại càng ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Thậm chí nếu không khắc phục tắc tia sữa sớm, tình trạng này có thể khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh, gây ra những biến chứng có hại cho mẹ và con nhỏ.
4.Những triệu chứng khi bị tắc tia sữa
Thời gian đầu bị tắc tia sữa sẽ rất khó để cảm nhận được, triệu chứng của tắc tia sữa thường biểu hiện từ từ, từ nhẹ tới nặng. Vậy nên các mẹ phải hết sức lưu ý thì mới nhận ra tình trạng này được. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp tắc tia sữa trở nặng một cách nhanh chóng và rõ rệt.
-
Dấu hiệu đầu tiên để mẹ nhận dạng đó là việc bầu ngực bị căng cứng, đau nhức. Nhiều mẹ vẫn chủ quan nghĩ rằng chỉ do bé bú nhiều nên mới vậy, tuy nhiên nếu không để ý, tình trạng đau nhức sẽ xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng nặng hơn. Đồng thời, sữa cũng tiết ra ít hơn. thậm chí không tiết sữa nữa kể cả khi mẹ chủ động vắt sữa bằng tay hoặc dùng máy hút sữa.
-
Triệu chứng thứ hai đó là bầu ngực của mẹ bắt đầu xuất hiện những cục cứng, gồ ghề, kích thước to nhỏ khác nhau, sờ vào sẽ khiến cho bầu ngực của mẹ bị đau nhức. Sau đó, cơ thể của mẹ sẽ xuất hiện các biểu hiện như sốt, xung quanh bầu ngực xuất hiện các nốt sần, sờ vào ngực cảm giác nóng bất thường. Nhiều trường hợp biến chứng nặng có thể bị sốt cao, đau đầu, mệt mỏi,...
Bài viết liên quan: Top 10 máy hút sữa tốt và giá bình dân 2021
5.Nguyên nhân tắc tia sữa
Nguyên nhân gây nên tình trạng tắc tia sữa có thể kể đến như sau:
-
Mẹ nhiều sữa: Bầu ngực của mẹ sẽ có quá nhiều sữa, tuy nhiên bé lại chưa thể bú hết lượng sữa có trong cơ thể mẹ. Lâu dần, sữa trong bầu ngực bị ứ đọng, dư thừa trong bầu ngực, gây tắc nghẽn. Trong trường hợp này, mẹ nên hút sữa ra ngoài để dự trữ thay vì cho bé bú trực tiếp
-
Mới sinh: Sau khi sinh, cơ thể mẹ sản sinh rất nhiều sữa trong bầu ngực nhưng lại chưa thể chảy ra ngoài cho bé bú dẫn đến tình trạng ứ đọng khiến cho bầu ngực trở nên căng cứng, sờ vào sẽ có cảm giác đau và gây nên hiện tượng tắc tia sữa. Cơ thể mẹ có thể có biểu hiện sốt nhẹ trong trường hợp này.
-
Bé bú không đúng khớp: Việc bé bú không đúng khớp khiến cho con không thể hấp thụ hết lượng sữa có trong cơ thể mẹ gây nên tình trạng dư thừa sữa, sữa bị tồn đọng trong bầu ngực và gây tắc tia sữa.
-
Mẹ không cho bú thường xuyên: Trong trường hợp mẹ quá bận rộn với công việc, không thể cho con bú hay hút sữa thường xuyên, thì thường là trên 5 tiếng sẽ khiến sữa bị tồn đọng và dù có cho bé bú ngay sau đó thì lượng sữa đó cũng không thể hết khiến sữa bị tồn đọng, gây bít tắc ống dẫn sữa.
-
Ngực chịu áp lực: Các bác sĩ vẫn khuyên các mẹ sau sinh không nên mặc áo ngực quá chặt bởi khi sử dụng áo ngực quá bó có thể khiến ti sữa bị chèn ép một lực mạnh và gây tắc. Ngoài ra, nằm sấp khi ngủ cũng gây nên áp lực không nhỏ tới bầu ngực của mẹ, dẫn đến tình trạng tắc tia sữa.
-
Ít hút sữa: Khi bé bú trực tiếp không thể bú hết lượng sữa mà cơ thể mẹ sản xuất ra, vậy nên nếu không hút sữa cũng có thể khiến cho sữa bị ứ đọng, lâu dần cũng có thể gây tắc tia sữa.
-
Mẹ căng thẳng, stress: Tâm lý cũng là yếu tố gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa trong bầu ngực, cũng làm tăng nguy cơ bị tắc tia sữa, mất sữa nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, stress.
-
Đầu ti của mẹ không bình thường: Đầu ti quá to hay quá nhỏ, bị thụt vào khiến việc bú sữa của bé gặp khó khăn hơn, sữa không được bú hết sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa ứ đọng sữa và cuối cùng là tắc tia sữa.
-
Mẹ không vệ sinh ti sữa: Việc mẹ không chú ý vệ sinh ti sữa một cách sạch sẽ và cẩn thận khiến cho vi khuẩn xâm nhập vào làm cho ống dẫn sữa bị thu hẹp và gây ra tắc tia sữa.
6.Tắc tia sữa làm thế nào để khỏi nhanh?
Ưu tiên trong việc giảm tình trạng tắc tia sữa đó là làm tan các cục sữa bị ứ đọng, vón cục, khơi thông tia sữa để sữa có thể chảy về nhiều hơn. Các mẹ có thể áp dụng các cách như sau để cải thiện tình trạng tắc tia sữa:
-
Trước khi cho bé bú mẹ nên uống một ly nước ấm, dùng túi chườm ấm hoặc khăn ấm để làm ấm bầu ngực, đồng thời massage nhẹ nhàng để giúp dòng sữa được lưu thông tốt hơn.
-
Sau khi bé bú xong, mẹ nên hút sữa bằng máy hoặc vắt sữa bằng tay để đảm bảo không còn lượng sữa dư thừa bên trong bầu ngực.
-
Nên cho bé bú ở bên ngực bị tắc trước sau đó mới chuyển sang bên còn lại.
-
Mẹ xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn để giúp kích thích và khơi thông tia sữa, cũng giúp bầu ngực giảm được áp lực khi bé ngậm ti quá lâu.
7.Biện pháp phòng ngừa tắc tia sữa
Tắc tia sữa là tình trạng phổ biến ở các mẹ sau khi sinh, các mẹ cũng cần phải lưu ý những biện pháp sau để phòng ngừa việc tắc tia sữa, tránh được những nguy hiểm tới mẹ và bé trong giai đoạn này:
-
Cho bé bú thường xuyên, đúng cữ. Nếu bé không chịu bú mẹ nên dùng hút sữa để đảm bảo lượng sữa trong cơ thể bị vắt hết, không bị dư thừa ứ đọng và để sữa được sản xuất một cách đều đặn.
-
Mẹ nên uống đủ nước mỗi ngày để giúp cơ thể sản xuất được nhiều sữa hơn cũng như khơi thông tuyến sữa cho sữa chảy ra dễ dàng.
-
Các mẹ cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống hàng ngày của mình, nên xây dựng thực đơn ăn uống và nghỉ ngơi phù hợp để tránh việc cơ thể căng thẳng, stress trong giai đoạn sau sinh. Việc bổ sung dưỡng chất cần thiết vào các bữa ăn cho mẹ cũng là một giải pháp giúp mẹ sản sinh nhiều sữa hơn cho bé.
-
Không sử dụng áo ngực quá chật hay quá bó gây áp lực tới bầu ngực.
-
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,...vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp khai thông cơ thể, hỗ trợ sản xuất sữa và ngăn ngừa nguy cơ tắc tia sữa sau sinh.
Trên đây là những thông tin mà các mẹ cần phải lưu ý trong giai đoạn đầu sau khi sinh để tránh tình trạng tắc tia sữa. Mong rằng bài viết Tắc tia sữa làm thế nào? đã giải đáp được hầu hết những thắc mắc của các mẹ. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Tham khảo các bài viết bổ ích khác cho mẹ bầu tại: Mẹ và bé