Những dấu hiệu bất thường khi mang thai 3 tháng đầu
Trong suốt hành trình mang thai 9 tháng 10 ngày sẽ được chia làm 3 giai đoạn : giai đoạn 3 tháng đầu, giai đoạn 3 tháng giữa, giai đoạn 3 tháng cuối. Đặc biệt, 3 tháng đầu được cho là quan trọng nhất bởi đây là quá trình quyết định sự hình thành và phát triển của trẻ trong suốt giai đoạn sau.
Đây là thời kỳ nhạy cảm, dễ xảy ra chuyện hư thai , khi có các dấu hiệu bất thường mẹ cần thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Cùng Rivucota tìm hiểu những dấu hiệu được cho là bất thường ở mẹ bầu trong 3 tháng đầu.
I Các dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần lưu tâm
1 Đau bụng
Đau bụng là chuyện quá bình thường khi xảy ra hầu hết với tất cả những người phụ nữ mang thai, nó sẽ không có gì to tát cả bởi ai cũng sẽ trải qua. Nhưng đột nhiên, bạn cảm thấy bụng đau đột ngột và co quặn lại thì bạn cần phải gặp bác sĩ lập tức. Bởi đó có thể là một dấu hiệu của thai không khỏe, có thể dẫn đến sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.
Nếu bạn mang thai ngoài tử cung, cơn đau sẽ đau nhiều lần hơn so với những người phụ nữ mang thai bình thường.
Nếu mẹ có cảm giác ở phần bụng dưới “ hụt” thì nguy cơ đã sảy thai là rất cao, biểu hiện này ít khi bà mẹ phát hiện.
Xem thêm: Những loại quả mẹ bầu cần tránh
2 Chảy máu âm đạo
Ở thời điểm sau khi quan hệ tình dục, thông thường trên đũng quần lót của mẹ sẽ xuất vết đốm máu nhỏ, màu hồng đó có thể là dấu hiệu báo thai, tuy nhiên không phải ai cũng có dấu hiệu này.
Sau khi xác định đúng là mình đã có thai, nếu thấy máu ra nhiều, đỏ tươi , kèm các cục đông đây là dấu hiệu của thai yếu, động thai hay thậm chí là sảy thai.
Lúc này, việc mẹ cần làm là bình tĩnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ tư vấn kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu thai lưu mẹ bầu cần biết
3 Tiết dịch âm đạo nhiều
Tiết dịch trong chu kỳ mang thai là chuyện hết sức bình thường, nó là hoạt động sinh lý tự nhiên của người phụ nữ. Nhưng nó sẽ không bình thường nếu như các chất tiết dịch có mùi khó chịu, ra màu vàng, ngả xanh, cảm giác đau rát kèm theo máu thì điều đó rất đáng lo ngại.
Bởi những biểu hiện đó rất có thể đang thông báo cho bạn biết rằng âm đạo của bạn đang bị nhiễm trùng hoặc dấu hiệu của thai yếu. Chính vì vậy mẹ cần phải giữ gìn sạch sẽ vùng kín, thường xuyên lau chùi dọn dẹp vệ sinh.
Xin mẹ đừng trì hoãn thêm ngày nào mà hãy nên tránh thủ gặp bác sĩ sớm để có lộ trình, phương pháp phù hợp tránh ảnh hưởng đến đứa bé.
4 Sốt cao
Đối với mẹ bầu tình trạng sốt cao trên 38 độ là hết sức nghiêm trọng, bởi chúng có lẽ đang nhầm báo trước của dấu hiệu ảnh hưởng của việc bị nhiễm trùng. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Nếu như trong thời gian mang thai bạn bị sốt cao cùng với các triệu chứng kèm theo như: phát ban, đau khớp thì đây rất có khả năng cao là nhiễm trùng parvovirus, toxoplasma … Nếu gặp nhiễm trùng như này, nếu không có phương pháp điều trị sớm và cụ thể, thai nhi trong bụng mẹ sẽ rất nguy hiểm, tệ nhất bé có thể bị điếc bẩm sinh.
Đồng thời mẹ cần để ý rằng, khi thấy thân nhiệt tăng cao do sốt, điều này rất dễ khiến cho từ cung của mẹ bị co lại và gây sảy thai.
Khi thấy những dấu hiệu sốt trên, mẹ cần phải đến cơ sở y tế, hãy liệt kê ra tất cả các triệu chứng mình gặp để bác sĩ nắm rõ tình hình và có biện pháp điều trị kịp thời.
Xem thêm : Những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu
5 Đau đầu dữ dội
Vì phải mang thai trong một quá trình dài, nên việc mẹ bầu có bị đau đầu, mệt mỏi cũng là điều dễ hiểu. Nhưng nếu trong 3 tháng đầu này, mẹ thường xuyên bị đau đầu liên tục, ăn với ngủ không còn ngon giấc như trước, kèm theo đó mặt và tay của bạn có dấu hiệu sưng húp lên… mẹ cần phải lưu ý bởi đây là một dấu hiệu của tiền sản giật đo huyết áp của mẹ bầu quá cao.
Trong quá trình diễn ra cơn đau đầu, nếu mẹ thấy mắt mình nhìn mờ đi, tầm nhìn cũng bắt đi thu hẹp dần thì mẹ bầu nên nghĩ đến việc thăm khám, xét nghiệm nước tiểu và đo huyết áp.
Mẹ cần lưu ta để tránh sinh non hoặc sảy thai, thực tế cũng chứng minh rằng những đứa trẻ sinh ra người mắc bệnh tiền sản giật sẽ kém thông minh hơn so với những đứa trẻ bình thường.
6 Đau buốt khi đi tiểu
Ở những bà mẹ mang thai rất dễ mắc một căn bệnh tên là : viêm bàng quang hoặc nhiễm trùng đường nước tiểu. Điều đó xảy ra khi mẹ bầu đi tiểu cảm thấy đau buốt và kèm theo máu.
Bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến con, gây sinh non nếu các mẹ lơ là hay chủ quan việc này.
Trong 3 tháng đầu mang thai, mẹ nên thường xuyên bồi bổ các chất vitamin, đặc biệt là chất khoáng tránh các trường hợp không may xảy ra với mẹ và bé.
7 Không còn dấu hiệu mang thai
Thông thường khi mang thai cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi nội tiết tố từ đó sẽ dẫn đến một số biểu hiện khi mang thai.
Khi mang thai hầu như tất cả các bà mẹ đều trải qua thời kỳ ốm nghén, ngực căng tức, mệt mỏi , không có sức lực. Nhưng vào một ngày nào đó, bạn phát hiện ra rằng những dấu hiệu đó ngày càng ít đi, thì chắc chắn bạn phải lưu tâm điều này bởi đây có thể là biểu hiện của việc sảy thai.
Đồng thời, mẹ cũng cần để ý nếu mình bị ra sữa non quá sớm cùng với đó là một số biểu hiện lạ như: đau bụng, chảy máu âm đạo. Thông thường mẹ bầu sẽ tiết sữa non vào tháng thứ 5 của quá trình mang thai,
thì đây có lẽ là dự báo cho thai nhi của bạn đang yếu dần.
8 Đau lưng dữ dội
Giống như bao triệu chứng mang thai khác, đau lưng cũng là một dấu hiệu mà các mẹ bầu gặp phải. Mẹ gặp phải dấu hiệu trên là do quá trình em bé lớn lên, tạo ra lực cho vùng cột sống và lưng dưới. Nếu mẹ mang đa thai trở lên thì nó đau gấp ngàn lần hơn mang đơn thai.
Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu cơn đau lưng của mẹ xuất phát từ phía trước và tiến dần ra phía sau lưng thì đây có thể là dấu hiệu của thai nhi đang gặp vấn đề. Mẹ cần phải cảm nhận thật kỹ cơn đau xuất phát từ vị trí nào để có thể chữa trị kịp thời.
10 Thiếu hoặc không có nhịp tim của thai nhi
Các nhà chuyên gia chỉ ra rằng, thai nhi bắt đầu đập sau tuần thứ 5 của giai đoạn mang thai nhưng phải cần đến tuần thứ 10 nhịp tim mới được rõ ràng và dễ cảm nhận hơn.
Nhịp tim của bé mẹ có thể cảm nhận qua việc số lần con đạp bụng mẹ hoặc thông qua các thiết bị y tế .
Có nhiều trường hợp khi mẹ đi siêu âm không thấy nhịp tim con cũng không cần quá lo lắng, đó chỉ là do dịch chuyển của nhau thai và mẹ sẽ được tái khám.
Đối với trường hợp không dò được nhịp tim của bé lần nào thì là một vấn đề rất lớn. Trường hợp tim thai nhi không đập hoặc đập yếu dần đi là dấu hiệu cho việc thai bị yêu, nguy hiểm hơn là thai lưu.
II. Cách phòng tránh thai suy yếu, sảy thai
Để tránh tình trạng thai suy yếu, thai không phát triển hay thậm chí là thai lưu, sảy thai; các chuyên gia đã đưa ra những lời khuyên cho các cặp đôi :
-
Khám tiền hôn nhân để xác định tình trạng sức khỏe của cả 2 vợ chồng, tránh một số điều trước khi mang thai
-
Cần hạn chế làm việc nặng, lao động nhiều, lao động quá sức với những mẹ đã mang thai
-
Tránh làm việc dưới môi trường nắng nóng, không có mái che, tránh các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
-
Sau khi quan hệ tình dục, nên đi gặp bác sĩ để xác định thai đã nằm trong tử cung, rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi
-
Xét nghiệm sàng lọc thai theo định kỳ
-
Trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng và tránh các nơi chứa yếu tố dịch tể
-
Tránh thức khuya: Thức khuya ảnh hưởng đến tinh thần của người mẹ rất nhiều. Bạn sẽ cảm thấy mất sức, mệt mỏi khi bạn thức khuya thường xuyên. Vì vậy, việc đi ngủ và thức dậy đúng giờ hỗ trợ rất lớn cho quá trình phát triển của bé
-
Bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ: thai phụ cần được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh các món quá cay hoặc quá nóng, các món ăn dầu mỡ. Tốt nhất nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
-
Giữ tinh thần thoải mái: Khi thai có dấu hiệu bất thường mỗi bà mẹ thường rất lo lắng, những điều mẹ cần làm là giữ bình tĩnh và gặp bác sĩ
III .Chế độ dưỡng thai tránh thai suy yếu
Ngoài biện pháp phòng tránh, việc mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong quá trình 3 tháng đầu cũng rất quan trọng, đặc biệt là các vitamin…
-
Sắt: sắt là một chất rất quan trọng trong quá trình mang thai của phụ nữ. Sắt đảm nhận vận chuyển và cung cấp oxy đến cho thai nhi. Chính vì vậy việc thiếu chất sắt trong 3 tháng đầu vô cùng nguy hiểm, làm thai suy yếu và nguy cơ sảy thai rất lớn.
-
Canxi: mẹ bầu cần bổ sung ở những năm tháng đầu đời cho con để xương khớp bé phát triển
-
Các vitamin A, B1,B6… cùng các khoáng chất như đồng, kẽm. Đây đều là những chất cần thiết cho sự phát triển của bé
-
Acid Folic: ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ
Việc mẹ bầu nhận ra những dấu hiệu bất thường sớm sẽ giúp bạn điều chỉnh lại chế độ ăn và chế độ làm việc để sức khỏe của bé được cải thiện hơn trong quá trình mang thai trẻ. Đồng thời, mẹ cần phải thăm khám thai kỳ thường xuyên để bác sĩ giúp mẹ có lộ trình chăm sóc chuẩn nhất khi các bạn rơi vào trường hợp đó.
3 tháng đầu đời là giai đoạn quan trọng nhất của bé, mẹ cần phải lưu ý những dấu hiệu trên để đảm bảo cho sự an toàn của trẻ được tốt nhất. Làm mẹ và được làm mẹ là điều hạnh phúc nhất của người phụ nữ, vì vậy mẹ phải quan sát cơ thể để bảo vệ con mẹ nhé.
Xem thêm : Thông tin mẹ bầu cần biết