Bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân đều và khỏe mạnh?
Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm rất hay gặp ở mẹ bầu. Bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi, khiến trẻ trong bụng mẹ chậm phát triển. Vậy mẹ nên làm gì để con tăng trưởng tốt ngay cả trong tử cung. Cùng theo dõi bài viết Bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân đều và khỏe mạnh của Rivucota ngày hôm nay để nắm được những thông tin cụ thể.
1. Tìm hiểu về tiểu đường thai kỳ
1.1 Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến là bệnh đái tháo đường thai kỳ. Đây là bệnh lý rất hay xuất hiện ở mẹ bầu, nhất là trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Khi bị tiểu đường thai kỳ sẽ xuất hiện lượng đường nhiều trong nước tiểu hoặc tăng cao trong máu khi mang thai. Điều này vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, vừa khiến cho thai nhi bị chậm phát triển, cực kỳ có hại cho sự phát triển của bé sau này.
1.2 Làm sao để phát hiện được bệnh lý tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ thường không hay có biểu hiện ra bên ngoài. Một số cách nhận biết dễ dàng nhất đó là bị tiểu đường thai kỳ mẹ thường hay uống nhiều nước hoặc đi tiểu thường xuyên, cơ thể cảm thấy mệt mỏi và uể oải.
Cách tốt nhất để phát hiện ra bệnh lý này đó là thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe mẹ và bé định kỳ. Như vậy sẽ dễ phát hiện ra bệnh hơn. Hiện nay, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lường chỉ số đường huyết để có thể dễ dàng xác định được là mẹ bầu có bị bệnh hay không. Theo hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, các chỉ số để xác định mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay không sẽ dựa vào 3 chỉ tiêu sau:
-
Đường huyết lúc đói > 5,1 mmol/l
-
Đường huyết 1 giờ sau khi uống nước đường > 10 mmol/l
-
Đường huyết 2 giờ sau khi uống nước đường > 8,5 mmol/l
-
Đường huyết 3 giờ sau khi uống nước đường > 7,8 mmol/l
1.3 Biến chứng của tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý nguy hiểm vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ vừa gây nguy hiểm tới thai nhi. Vậy nên nếu không phát hiện sớm và điều trị, rất có thể mẹ và bé sẽ gặp một số biến chứng nguy hiểm như sau:
Biến chứng đối với mẹ
-
Tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu
-
Có khả năng làm tăng nguy cơ gây bệnh cao huyết áp, tiền sản giật và co giật
Biến chứng đối với bé
-
Bé bị sinh non khi chưa đủ tháng
-
Đa ối
-
Thai nhi chậm tăng trưởng và phát triển trong tử cung. Một số trường hợp thai nhi có thể phát triển lớn hơn so với tuổi thai. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng của bé sau khi ra đời.
-
Thai chết lưu
-
Trẻ em sau khi lớn lên rất dễ bị mắc bệnh béo phì và tiểu đường.
Có thể thấy rằng tiểu đường thai kỳ là bệnh lý cho cả mẹ và bé. Vậy nên mẹ cần phải thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện bệnh lý kịp thời. Từ đó đưa ra những chế độ ăn hợp lý vừa bảo vệ được sức khỏe của mẹ, vừa đảm bảo thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh. Vậy nên Bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân đều và khỏe mạnh? là câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Dưới đây là những nhóm thực phẩm mà mẹ cần lưu ý cho thực đơn ăn uống hàng ngày của mình.
2. Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để con khỏe mạnh?
2.1 Nhóm tinh bột

Tinh bột là thành phần vô cùng cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt tinh bột được tìm thấy trong rất nhiều thực phẩm nhưng với tỷ lệ khác nhau. Sau khi cơ thể mẹ hấp thu tinh bột thì toàn bộ lượng tinh bột đó sẽ được chuyển hóa thành đường glucose và chuyển vào máu.
Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động hàng ngày của mẹ và bé. Tuy nhiên nếu hấp thu vào cơ thể quá nhiều tinh bột sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường thai kỳ ở mẹ. Với những thực phẩm tinh bột, mẹ chỉ nên ăn vừa đủ, đảm bảo được chế độ ăn hàng ngày không vượt quá mức cần thiết. Một số thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp và ít có khả năng gây tăng đường huyết như: Gạo lứt nguyên cám, gạo tấm, bún tươi, bánh mì nâu, ngũ cốc nguyên cám, các loại đậu nguyên hạt,... Mẹ có thể thay thế thực phẩm nhiều tinh bột bằng những thực phẩm ít tinh bột như trên để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó còn giúp bé tăng cân, phát triển khỏe mạnh trong tử cung.
1.2 Nhóm chất đạm

Chất đạm là một trong những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé ở trong tử cung. Các loại thực phẩm như đậu, sữa, trứng, cá, thịt nạc,... đều là những thực phẩm giàu dưỡng chất, đặc biệt là chất đạm tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Bài liên quan: Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguy hiểm như thế nào và cách phòng, điều trị tiểu đường thai kỳ
1.3 Nhóm chất béo

Chất béo cũng là chất dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển của bé. Tuy nhiên nếu mẹ nạp vào cơ thể quá nhiều chất béo cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên trước khi lựa chọn thực phẩm nhóm này thì mẹ cần lưu ý các điểm sau đây để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi:
-
Chú trọng vào việc lựa chọn những loại hạt có dầu và sử dụng dầu thực vật để nấu ăn thay vì sử dụng mỡ động vật. Bởi mở động vật chứa chất béo không tốt cho cơ thể nếu như sử dụng nhiều và sử dụng thường xuyên. Vậy nên mẹ bầu cần phải hạn chế sử dụng dầu mỡ động vật để nấu ăn để tránh việc mẹ bầu tăng cân.
-
Lựa chọn những thực phẩm giàu chất đạm như thịt nạc, cá, thịt bò, thịt lợn,...
1.4 Nhóm sữa và các sản phẩm từ sữa

Đây là nguồn cung cấp năng lượng thiết yếu cho cơ thể, chất đạm cùng canxi và một số vi chất khác đều có trong sữa. Mang đến một có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện cho bé. Bà bầu bị tiểu đường cần lựa chọn những sản phẩm từ sữa để giúp bé tăng cân và phát triển. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điểm sau khi mua thực phẩm:
-
Nên lựa chọn mua và sử dụng những thực phẩm sữa ít béo, sữa tách béo, giàu canxi, ít hoặc không đường như sữa đậu nành không đường, phomai, sữa tươi không đường,...
-
Nên hạn chế những sản phẩm từ sữa chứa nhiều đường vì khả năng cao là gây nên tình trạng tăng đường huyết ở cơ thể mẹ
Bài liên quan: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
1.4 Nhóm trái cây

Trong thời gian bị tiểu đường thai kỳ, những loại trái cây sẽ là thực phẩm vô cùng cần thiết cho sự phát triển của bé. Trong trái cây có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất cùng chất xơ vô cùng dồi dào rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Không chỉ bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu mà còn giúp giữ lượng đường trong cơ thể ở mức ổn định. Nhờ vậy có thể hạn chế được bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mẹ nên ưu tiên lựa chọn những loại trái cây có chỉ số đường huyết thấp và ít ngọt như táo, lê, quýt, cam, bưởi, thanh long,...
1.5 Nhóm rau củ

Thường xuyên ăn các loại rau củ cũng là cách giúp bà bầu hạ đường huyết cực kỳ hiệu quả. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung từ 500 - 600g rau xanh. Đặc biệt một lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng đó là nên ăn rau trước khi ăn bữa chính để hạn chế được tình trạng tăng đường huyết sau ăn. Vì lượng chất xơ dồi dào có trong rau củ sẽ hạn chế được việc cơ thể hấp thu tinh bột ngay sau đó.
Bên cạnh đó, để đảm bảo sức khỏe, mẹ nên chia nhỏ từng bữa ăn, mỗi bữa sẽ phải đủ những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi như chất béo, chất xơ, chất đạm,... để giúp cơ thể bé phát triển toàn diện. Cơ thể bé khi ra đời sẽ phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bị tiểu đường thai kỳ thì nên ăn gì cho con tăng cân đều và khỏe mạnh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Mong rằng với những thông tin trên đã giúp các mẹ tìm cho mình được những cách để làm giảm nguy cơ tăng đường huyết và giúp bé phát triển trong tử cung. Cảm ơn vì đã theo dõi!.
Tham khảo những kiến thức bổ ích khác cho mẹ bầu tại đây: https://rivucota.com/kien-thuc-cho-me-bau.html