Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguy hiểm như thế nào và cách phòng, điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gặp rất nhiều ở phụ nữ mang thai. Điều này khiến cho mẹ bầu vô cùng lo lắng và hoang mang. Bệnh tiểu đường thai kỳ vô cùng nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Cùng Rivucota tìm hiểu Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguy hiểm như thế nào và cách phòng, điều trị tiểu đường thai kỳ trong bài viết dưới đây.
1. Tiểu đường thai kỳ là gì?
.png)
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý rất hay gặp ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên trước đó không hề được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Nhưng trong khi mang thai, lượng đường huyết tăng cao khiến cho mẹ bầu bị mắc bệnh lý này. Có thể thấy rằng, tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán sau khi đã mang thai.
Vẫn có một số mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trước đó, vậy nên cần phải phân biệt trường hợp mắc bệnh tiểu đường trước thai kỳ và trong thai kỳ để đưa ra những cách chữa trị phù hợp nhất.
Bệnh lý tiểu đường thai kỳ cần được phát hiện kịp thời để đưa ra những phương pháp điều trị đúng cách. Nếu không tình trạng này sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé sau này. Bên cạnh đó, sức khỏe của mẹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu mắc bệnh trong thời gian mang thai.
2. Biểu hiện của tiểu đường thai kỳ
.png)
Bệnh đái tháo đường thai kỳ rất ít có những biểu hiện bên ngoài. Bệnh này chỉ được phát hiện khi mẹ bầu đi khám thai định kỳ. Nhưng nếu mẹ thấy xuất hiện những triệu chứng sau thì nên đi khám gấp để được bác sỹ tư vấn và tìm cách điều trị kịp thời:
-
Đi tiểu nhiều lần, không có giới hạn
-
Luôn bị tình trạng khô miệng, khát nước nhiều trong ngày. Đặc biệt là thức đêm nhiều lần để bổ sung nước cho cơ thể
-
Những vết thương ngoài da thường lâu phục hồi hơn so với người bình thường
-
Nước tiểu thay đổi màu sắc, nhiều kiến bâu
-
Cơ thể luôn trong trạng thái thèm ăn mọi thứ. Khi không được bổ sung đủ các dưỡng chất cần thiết, dạ dày sẽ luôn cảm thấy đói và khiến bản thân các mẹ ăn liên tục và bị mất kiểm soát. Điều này dẫn đến việc mẹ bầu bị Tăng cân nhiều so với khuyến nghị.
-
Thị lực bị ảnh hưởng vì lượng đường trong máu tăng nhanh đột ngột. Mẹ bầu sẽ cảm thấy choáng váng và dẫn đến hiện tượng mờ mắt trong thời gian ngắn. Khi bắt đầu thích nghi kịp với sự thay đổi ấy, tầm nhìn của các mẹ sẽ nhanh chóng quay trở lại như bình thường. Triệu chứng này chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Vậy nên nếu mẹ không thực sự để ý thì rất khó nhầm lẫn với triệu chứng khi mang thai. Điều này khiến mẹ bỏ lỡ việc kiểm tra sức khỏe và chẩn đoán kịp thời.
-
Bản thân mẹ bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng, không muốn làm bất cứ công việc gì
-
Huyết áp bị tăng đột ngột
Bài liên quan: Tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
3. Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh phát triển kể từ khi phụ nữ mang thai. Căn bệnh này vẫn có thể xuất hiện ngay cả những người không có vấn đề về lượng đường trong máu. Nhiều người cho rằng, đái tháo đường thai kỳ nguyên nhân chủ yếu là do lượng đường huyết tăng cao. Tuy nhiên vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ mà mẹ nên lưu ý như sau:
Rối loạn thói quen sinh hoạt
.png)
Nhiều người vẫn lầm tưởng phụ nữ mang thai thì nên bổ sung dinh dưỡng một cách thường xuyên thì mới giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn quá nhiều thực phẩm dinh dưỡng cũng là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ. Bên cạnh đó, khi ăn quá nhiều cũng sẽ dẫn tới cơ thể bị tăng cân. Việc tăng cân khiến cho cơ thể lười vận động hơn. Lượng thức ăn mà cơ thể hấp thu sẽ không được tiêu hao sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
Nếu mẹ không có những chế độ ăn phù hợp, cân bằng lượng dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, lười vận động sẽ khiến cho lượng đường trong máu tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng trong việc mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Béo phì trước khi mang thai
.png)
Những mẹ bầu bị béo phì trước khi mang thai cũng nên để ý và cần phải thường xuyên đi kiểm tra định kỳ để phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ. Những người béo phì thường bị rối loạn thói quen sinh hoạt trước đó. Điều này sẽ dẫn đến cơ thể tích tụ mỡ nhiều, chế độ ăn uống mất cân bằng, lười tập thể dục thể thao là các nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
Tăng cân quá nhiều khi mang thai
Theo nhiều chuyên gia nhận định, trọng lượng cơ thể mẹ trung bình sẽ tăng từ 7 - 10kg bao gồm sự tăng trưởng của thai nhi và nước ối. Tuy nhiên nếu trọng lượng cơ thể mẹ vượt mức đó thì rất có khả năng cao là mẹ bị tiểu đường thai kỳ. Vậy nên nếu thấy cơ thể khác thường về cân nặng, mẹ nên đến bệnh viện y tế để được chẩn đoán sớm nhất.
Huyết áp cao trong quá trình mang thai
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bị mắc hội chứng cao huyết áp. Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể khởi phát như một biến chứng của cao huyết áp. Những người bị cao huyết áp được chẩn đoán là có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với những người bình thường khác. Không những vậy, mẹ có tiền sử bệnh cao huyết áp trong lần mang thai trước cũng có khả năng cao là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Đã từng sinh con nặng cân vào lần mang thai trước
.png)
Theo các bác sỹ định nghĩa thì một đứa trẻ nặng cân sẽ có cân nặng khoảng 4000 gram. Lý do khiến em bé phát triển quá mức trong bụng mẹ là do có nhiều tinh chất đường mà mẹ hấp thụ vào được truyền đến em bé. Nói một cách dễ hiểu là mẹ đang trong tình trạng đường huyết cao. Và những trường hợp mẹ sinh con nặng cân vào lần mang thai trước thì rất có thể sẽ bị tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai sau.
4. Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ
.png)
Những đối tượng sau cần phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện bệnh kịp thời:
-
Những mẹ bầu bị thừa cân béo phì trước khi mang thai
-
Mẹ tăng cân rất nhanh và tăng cân bất thường trong thời gian mang thai
-
Mẹ bầu có lượng đường trong máu cao, tuy nhiên chưa đủ để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Theo chuyên gia và bác sỹ gọi bệnh này là tiền tiểu đường. Điều này cũng dẫn đến việc mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong lúc mang thai.
-
Mẹ có tiền sử mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước
-
Mẹ mang thai khi 35 tuổi, nguy cơ rất cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
-
Mẹ từng sinh một hoặc nhiều bé nặng trên 4kg
-
Mẹ từng bị thai lưu, con sinh ra bị dị tật hay sinh non
-
Mẹ đã từng hoặc đang bị hội chứng đa nang
5. Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?
.png)
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ - ADA nhận định, chỉ số tiểu đường thai kỳ an toàn nằm trong mức là:
-
Đường huyết đói: < 92mg/dl ( 5,1 mmol/l )
-
Đường huyết sau ăn 1 giờ: < 180mg/dl ( 10mmol/l )
-
Đường huyết sau ăn 2 giờ: < 153mg/dl ( 8,5 mmol/l )
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, nét cơ thể sản phụ có kết quả lớn hơn mức trên thì được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ.
6. Cách theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ?
.png)
Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên theo dõi thường xuyên các chỉ số tiểu đường thai kỳ nếu có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy làm sao để theo dõi các chỉ số tiểu đường thai kỳ?. Mẹ nên sử dụng máy đo đường huyết để giúp kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể cho mẹ bầu ngay tại nhà.
Mẹ nên kiểm tra lúc đói ( trước bữa ăn ) hoặc sau bữa ăn khoảng từ 1 - 2 giờ, nếu vượt qua các chỉ số được cho phép thì khả năng cao là mẹ đã mắc tiểu đường thai kỳ.
Bài liên quan: Bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân đều và khoẻ mạnh
7. Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Mẹ bị mắc tiểu đường thai kỳ thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé như sau:
7.1 Với thai nhi
-
Bé được sinh ra dễ bị thừa cân, béo phì, mắc các bệnh về hô hấp và dễ bị bệnh đường huyết hơn khi phát triển
-
Nguy cơ dị tật thai nhi
-
Bé bị tụt canxi sau khi chào đời
-
Bé bị sinh non, sức khỏe không đảm bảo, rất khó để phát triển bình thường.
7.2 Với mẹ
-
Mẹ bị tiểu đường thai kỳ sẽ có nguy cơ bị chấn thương vùng lưng sau khi sinh, gãy xương hoặc trật khớp do thai nhi quá to
-
Tỷ lệ tiền sản co giật cao gấp 4 lần so với người bình thường
-
Khả năng cao là mẹ sẽ phải sinh non và sinh mổ do phần thân dưới của bé quá to
-
Sẩy thai, thai chết lưu
-
Băng huyết sau sinh.
8. Làm sao để phát hiện tiểu đường thai kỳ?
Bệnh tiểu đường thai kỳ rất ít có biểu hiện bên ngoài, vậy nên nếu mẹ không để ý thì rất khó để phát hiện loại bệnh này. Một số biểu hiện thường xuyên gặp trong quá trình mang thai là:
-
Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng để làm bất cứ việc gì
-
Thời gian ngủ trong ngày nhiều hơn
-
Mắt bị mờ nhòe
-
Cơ thể mẹ bị tăng cân bất thường
Khi xuất hiện những triệu chứng bất thường trên thì mẹ nên đi xét nghiệm để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Cách tốt nhất để phát hiện bệnh tiểu đường thai kỳ đó là đi xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên. Như vậy sẽ giúp mẹ phát hiện sớm hơn và có biện pháp điều trị cụ thể, tránh ảnh hưởng tới thai nhi và sức khỏe của mình.
9. Cách phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ không có biện pháp phòng ngừa tuyệt đối, bạn chỉ có thể tránh bị mắc bệnh nếu duy trì được thói quen sống lành mạnh. Bên cạnh đó còn cần phải cân bằng lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể hằng ngày của mẹ bầu. Một số biện pháp giúp mẹ phòng tránh hiệu quả như sau:
-
Lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe: Các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể phải đảm bảo giàu chất xơ, ít chất béo và calo, cung cấp đầy đủ các vitamin thiết yếu như là trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt,...
-
Vận động thường xuyên: Duy trì việc vận động 30 phút mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Việc tập thể dục không chỉ tốt cho cơ thể mẹ mà còn giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh hơn.
-
Tránh tăng cân hơn mức khuyến nghị trong thời kỳ mang thai: Trong thời kỳ mang thai, nếu mẹ không kiểm soát được cân nặng, để chỉ số đó tăng nhanh trong khi mang thai là vô cùng nguy hiểm. Bởi nguy cơ cao là sẽ dẫn tới bệnh tiểu đường thai kỳ.
10. Phương pháp điều trị
Nếu mẹ bầu được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cách tốt nhất để điều trị bệnh đó là kiểm soát lượng đường trong máu. Một số phương pháp dưới đây sẽ giúp bạn kiểm soát lượng đường huyết như:
Tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý
.png)
Thực đơn ăn của mẹ bầu cần phải đáp ứng đầy đủ hai yếu tố đó là lượng đường nằm ở mức an toàn, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và calo cần thiết cho hoạt động hàng ngày.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên duy trì cân nặng một cách hợp lý, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ bằng cách nạp đủ lượng calo cần thiết. Trung bình mẹ cần nạp đủ 2000 - 2500 calo/ngày nếu cân nặng trung bình và khoảng 1800 calo/ngày đối với mẹ bị thừa cân.
Tập thể dục nhiều hơn
.png)
Tập thể dục đều đặn sẽ giúp cơ thể tiêu hao hết năng lượng mà mẹ nạp vào trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, tập thể dục cũng sẽ kích thích cơ thể sản sinh và sử dụng insulin nhiều hơn, từ đó kiểm soát tốt lượng đường trong máu.
Đặc biệt là mẹ bị thừa cân thì phương pháp này nên áp dụng thường xuyên để tránh tăng cân quá mức. Hãy kiên trì tập thể dục đều đặn từ 15 - 30 phút mỗi ngày, như vậy vừa giúp mẹ bầu tiêu hao năng lượng, đốt cháy mỡ thừa mà còn giúp thai nhi khỏe mạnh hơn, giúp mẹ duy trì thói quen tốt.
Kiểm tra lượng đường trong máu
Sau khi đến bệnh viện kiểm tra, bác sỹ sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách kiểm tra lượng đường trong máu. Cụ thể là trước và sau bữa ăn từ 1 - 2 giờ. Việc làm này nhằm đánh giá hiệu quả quá trình điều trị vừa có thể giúp mẹ kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Uống thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sỹ
.png)
Nếu mẹ bầu đã thay đổi lối sống cũng như chế độ ăn uống hàng ngày nhưng lượng đường trong máu vẫn cao thì bác sỹ sẽ kê một đơn thuốc tiểu đường, nhằm giúp mẹ kiểm soát lượng đường trong máu và bảo vệ thai nhi. Mẹ nên sử dụng thuốc đều đặn theo hướng dẫn để có được kết quả tốt nhất.
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý rất dễ gặp trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó cũng rất khó phát hiện nếu mẹ không thường xuyên đi khám định kỳ. Vậy nên mong rằng với bài viết trên sẽ giúp mẹ có thể phát hiện nhanh chóng bệnh tiểu đường thai kỳ và từ đó đưa ra những phương pháp chữa trị kịp thời nhất. Cảm ơn vì đã theo dõi!
Tham khảo những kiến thức bổ ích khác cho mẹ bầu tại đây: https://rivucota.com/kien-thuc-cho-me-bau.html